Dấu hiệu của trẻ bị sặc sữa vào phổi và cách xử lý hiệu quả

Sặc sữa vào phổi là tình trạng nguy hiểm trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con trẻ nếu mẹ hoặc gia đình không bình tĩnh và có biện pháp xử lý kịp thời. Sau đây là những dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi và cách xử lý hiệu quả dành cho bạn.

Dau hieu tre bi sac sua vao phoi

1. Sặc sữa vào phổi là gì?

Sặc sữa vào phổi là hiện tượng sữa đi vào đường thở, tràn vào khí quản, phế quản, hoặc đi vào vùng phế nang, khiến đường hô hấp bị tắc nghẽn, gây cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và các mao mạch. Từ đó, khiến trẻ bị thiếu oxy, không thở được và có thể còn gây nguy hiểm đến tính mạng.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị sặc

Dau hieu tre bi sac sua vao phoi

Mắt bé bị đổ ghèn xanh có nguy hiểm không? Cách chữa ra sao?

2.1. Nguyên nhân gây tình trạng sặc sữa ở trẻ sơ sinh

– Bé sử dụng loại bình sữa có núm lỗ quá to làm sữa chảy ra nhiều hơn hoặc do mẹ nhiều sữa, tiết sữa nhanh làm bé nuốt không kịp gây sặc. 

– Bé nằm bú sai tư thế

– Bé vừa ngủ vừa ngậm vú nhưng không nuốt sữa

– Khi bé thở mạnh sẽ bị sặc sữa lên mũi hoặc bị sặc sữa vào phổi. 

– Khi bé vừa bú vừa cười đùa, hóng chuyện, khiến sữa tràn vào khí quản, gây tình trạng sặc sữa.

2.2. Nguyên nhân gây sặc thức ăn

Do phụ huynh cho trẻ ăn thức ăn chưa phù hợp với khả năng nhai, nuốt của trẻ. Cho trẻ ăn chưa đúng tư thế, không ngồi một chỗ khi ăn mà lại di chuyển liên tục, chạy nhảy. Cho trẻ ăn khi đang khóc, ép trẻ ăn nhanh, nuốt vội nên dễ dẫn đến sặc.

3. Những biểu hiện khi trẻ bị sặc sữa vào phổi

Trên thực tế, sặc là tình trạng thường thấy ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, biểu hiện của trẻ bị sặc sữa vào phổi thường sẽ dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc.

Theo các chuyên gia, biểu hiện của trẻ bị sặc sữa vào phổi có những đặc điểm sau:

Trẻ đang bú hoặc sau khi bú no đột nhiên bị sặc sụa, người tím tái, ho mạnh, khóc thét. Sữa bắt đầu trào ra từ mũi, miệng, trẻ bị hốt hoảng, khó thở, lòng ngực có thể mềm nhũn hoặc bị co cứng.

Trẻ bị sặc sữa nghiêm trọng có thể khiến tim ngừng đập, ảnh hưởng đến đường thở dẫn đến ngừng thở, quá đó, có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách.

4. Cách xử lý khi trẻ có biểu hiện bị sặc sữa vào phổi ?

Khi trẻ có những biểu hiện sặc sữa vào phổi, ba mẹ hay người chăm sóc cần giữ bình tĩnh trước tiên và thực hiện ngay các phương pháp làm để giữ an toàn cho con:

4.1. Nhanh chóng ấn ngực, vỗ lưng

Dau hieu tre bi sac sua vao phoi

Với những bé còn thiếu tháng, đặt con nằm sấp dọc trên lòng bàn tay và cánh tay, dùng tay còn lại để vỗ mạnh và nhanh vào vị trí giữa 2 xương bả vai trẻ khoảng 5 lần. Động tác này sẽ giúp tăng áp lực trong lồng ngực để đưa sữa trào ra khỏi đường hô hấp của trẻ.

Nếu nhận thấy trẻ vẫn bị khó thở, không hết tím tái, bạn cần đặt con nằm ngửa trên mặt phẳng cứng, đưa ngón tay trỏ và ngón giữa ấn mạnh đột ngột ở nửa dưới của phần xương ức (đường nối giữa 2 ngực khoảng 1-2 cm), thực hiện khoảng 5 lần. Sau đó, lặp lại cho đến khi con có dấu hiệu thở đều và hồi phục trở lại.

4.2. Thông đường thở cho bé

Ngoài việc vỗ lưng ấn ngực cho trẻ, ba mẹ cũng cần giúp bé thông đường thở. Bằng cách dùng miệng của mình hút mạnh vào miệng trẻ và hút mũi trẻ càng nhanh càng tốt. Việc này giúp ngăn sữa tiếp tục tràn vào khí quản gây tắc nghẽn nghiêm trọng hơn. Hoặc áp dụng trong trường hợp trẻ mới bị sặc có thể tránh được nguy cơ sữa tràn vào phổi.

4.3. Hà hơi thổi ngạt khi trẻ ngưng thở

Dau hieu tre bi sac sua vao phoi

Nguyên nhân & cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em hiệu quả

Trẻ sẽ bị ngưng thở khi sữa đi vào các phế nang, vì vậy, bố mẹ có thể kết hợp giữa động tác hà hơi thổi ngạt với các biện pháp trên. Để thực hiện hà hơi thổi ngạt, bạn hãy ngậm mũi và miệng trẻ rồi thổi mạnh vào cho đến khi cảm thấy lồng ngực của bé hơi nhô lên, đồng thời, nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và chăm sóc kịp thời.

5. Cách phòng ngừa tình trạng sặc sữa vào phổi ở trẻ

Như vậy, qua những biểu hiện của trẻ bị sặc sữa vào phổi, bố mẹ hẳn đã thấy được nguy cơ và hệ lụy của tình trạng này, qua đó, bạn sẽ cần đặc biệt chăm sóc cho trẻ trong lúc này. Có thể thấy, việc phòng ngừa sặc sữa vào phổi là vô cùng quan trọng và cần thiết, vì thế, bố mẹ cần chú ý thực hiện nghiêm túc các việc làm sau để bé luôn được bảo vệ:

– Cần cho bé bú đúng cách, không được để con vừa bú vừa ngủ, trêu đùa con, khi con đang khóc, khi sữa mẹ xuống nhiều hay ngực căng…

– Đối với những đối tượng là trẻ sinh non, trẻ thiếu tháng, sức khỏe kém, mẹ không nên cho bú khi bé đang ho hoặc khóc. Cần tập cho bé bú từ từ, dùng 2 ngón tay kìm dòng sữa trong trường hợp sữa xuống quá nhiều khiến bé không kịp nuốt.

– Đối với bé đang bú bình, bạn cần đẻ ý và kiểm tra tốc độ chảy của sữa. Chọn loại núm vú cần vừa miệng trẻ, kích cỡ lỗ vừa phải không quá to hoặc quá nhiều. Tốt nhất nên có 1-2 lỗ bằng đầu kim. Nếu không thì bạn có thể sử dụng bình có hỗ trợ van chống sặc cho bé, loại bình này ngoài chống sặc thì còn giúp giảm thiểu tình trạng chướng bụng, đầy hơi ở trẻ hay sữa xuống quá nhiều.

– Nếu dùng thìa bón sữa cho trẻ, thì cần đổ chậm rãi và từ từ, để trẻ nuốt hết rồi mới bón thìa khác. Không nên vội vàng, gấp gáp.

– Sau khi bé bú no, mẹ không nên đặt trẻ đi nằm ngay mà cần bế ở tư thế nâng đầu lên cao khoảng 15 – 20 phút. Lưu ý là không rung lắc trẻ.

– Nếu trẻ bị trớ, bạn nên ngay lập tức cho trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên và nhanh tay lau sạch sữa ở miệng bé.

Dautramtienong.com vừa chia sẻ những thông tin về dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi và cách xử lý kịp thời. Có thể thấy, đây là vấn đề quan trọng, cần ba mẹ thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các phương pháp hữu ích trên, giúp trẻ thoát khỏi nguy hiểm, được an toàn và cấp cứu kịp thời.

Xem thêm:

Xông tinh dầu tràm có tác dụng gì & Cách xông tinh dầu tràm hiệu quả

Phải làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc vào ban ngày?

Đánh giá
qik hair viêm khớp gối