Nguyên nhân & cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em hiệu quả

Trẻ em ra mồ hôi đầu là hiện tượng khá phổ biến hiện nay và thường thì đây là hiện tượng bình thường. Nhưng với một số trường hợp thì đây cũng là dấu hiệu bệnh lý ở trẻ. Vậy, tại sao trẻ bị đổ mồ hôi đầu? Cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em như nào là hiệu quả nhất? Hãy cùng khám phá chủ đề này trong bài viết sau đây.

Cach tri do mo hoi dau o tre em

Nên massage cho trẻ sơ sinh khi nào là thích hợp nhất?

1. Tổng quan về tình trạng đổ mồ hôi đầu ở trẻ em

Trong cơ thể của người trưởng thành có tồn tại hàng triệu tuyến mồ hôi, trong đó, các tuyến mồ hôi sẽ tập trung nhiều nhất ở các vùng như nách, đầu, lòng bàn tay, bàn chân…

Theo những nghiên cứu y khoa thì tuyến mồ hôi có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều hòa thân nhiệt con người. Khi cơ thể nóng lên, não sẽ bắt đầu truyền tín hiệu để kích thích bài tiết mồ hôi qua da, qua đó, mồ hôi sẽ tiến hành bốc hơi, hỗ trợ hạ nhiệt và làm mát cơ thể.

Tuy nhiên, cơ chế trên chỉ hoàn thiện ở những cơ thể đã trưởng thành. Còn đối với trẻ em, các hệ thống trong cơ thể hầu như chưa hoàn toàn hoàn thiện, do đó, việc điều hòa thân nhiệt của trẻ sẽ không giống như ở người lớn. 

Đa số trẻ đổ mồ hôi nhiều ở vùng đầu và mặt. Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường nếu xuất phát từ những nguyên nhân ngoại sinh như môi trường hay hoạt động thể chất. Nhưng nó sẽ là vấn đề đáng lo ngại nếu đi kèm với những dấu hiệu bất thường khác.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi đầu ở trẻ

Cach tri do mo hoi dau o tre em

2.1. Hệ thần kinh chưa được hoàn thiện

Xét về cấu tạo, hệ thần kinh của con người khá phức tạp với hàng tỷ tế bào cùng dây thần kinh. Chúng có vai trò truyền đạt thông tin 2 chiều giữa não và tủy sống đến các bộ phận khác trong cơ thể. Thêm vào đó, nó còn có khả năng kiểm soát và giữ thân nhiệt cơ thể bình thường. 

Đối với hệ thần kinh của trẻ thì chưa đạt được sự hoàn thiện và đang trong giai đoạn phát triển toàn diện nên không thể tự điều chỉnh thân nhiệt giống người trưởng thành. Từ đó dẫn đến tình trạng đầu trẻ bị đổ mồ hôi nhiều.

2.2. Trẻ mắc vấn đề về tim mạch

Khi trẻ bị đổ mồ hôi đầu khi ngủ và đổ mồ hôi trong các hoạt động thường gặp thì chứng tỏ trẻ đang gặp những vấn đề liên quan đến tim mạch và rất có thể là bệnh tim bẩm sinh. Việc đổ mồ hôi đầu là do tim phải hoạt động nhiều hơn so với bình thường để trò bơm máu đến khắp cơ thể. 

2.3. Vị trí của tuyến mồ hôi

Tuyến mồ hôi ở người trưởng thành thường không hạn chế bất cứ bộ phận nào của cơ thể. Với nhiều người, tuyến mồ hôi ở nách là vùng hoạt động nhiều nhất. Nhưng với trẻ em thì ngược lại, các bé chưa phát triển tuyến mồ hôi vùng nách, do đó, khu vực tuyến mồ hôi hoạt động nhiều nhất ở đầu. Vì vậy, nếu bé ở trong không gian bí bách, chật chội sẽ khiến trẻ ra nhiều mồ hôi hơn.

2.4. Tăng tiết tuyến mồ hôi

Trong trường hợp trẻ sinh hoạt trong không gian có nhiệt độ thích hợp, thông thoáng và mát mẻ nhưng vẫn bị đổ mồ hôi đầu nhiều, đó là do bé bị tăng tiết tuyến mồ hôi.

Hiện tượng này có thể sẽ tự khỏi khi trẻ lớn hơn hoặc bố mẹ có thể hướng dẫn cho con những cách kiểm soát tình trạng này để không gây ảnh hưởng đến các sinh hoạt thường ngày.

2.5. Đang được cho bú

Hiện tượng trẻ ra nhiều mồ hôi đầu khi đang bú đã trở nên quen thuộc và thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ. Do khi bé bú sữa, các mẹ sẽ cố định phần đầu của con và giữ nguyên 1 tư thế trong khoảng thời gian nhất định, khi đó, phần cánh tay của mẹ sẽ truyền hơi ấm cho bé và khiến bé ra nhiều mồ hôi ở phần đầu.

2.6. Nhiệt độ phòng quá cao

Không chỉ có ở trẻ sơ sinh mà những người lớn khi sống trong căn phòng chật hẹp và oi bức đều rất dễ bị đổ mồ hôi đầu. Trẻ vừa mới sinh không thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, do vậy mà việc đổ mồ hôi do nhiệt độ cao là hiện tượng bình thường. Ngoài ra, có rất nhiều mẹ sợ con mình lạnh nên cho trẻ mặc nhiều lớp quần áo, che chắn kĩ lưỡng hay đắp chăn kín nên khiến trẻ ra nhiều mồ hôi và dễ nổi mụn hơn.

2.7. Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng được xem là nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi đầu phổ biến ở trẻ. Tình trạng này thường gặp nhiều ở những bé sinh non đi kèm biểu hiện thở khò khè và da xanh, khiến trẻ khó chịu và hay quấy khóc.

2.8. Trẻ bị còi xương

Với trẻ bị còi xương, hiện tượng đổ mồ hôi đầu cũng xảy ra rất thường xuyên, do đó, bố mẹ nên chú ý đưa trẻ đi khám nếu thấy có biển hiện. 

3. Trẻ em bị đổ mồ hôi đầu có nguy hiểm không?

Cach tri do mo hoi dau o tre em

Việc đổ nhiều mồ hôi đầu lấy đi lượng lớn nước và muối của cơ thể khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và hay quấy khóc. Môi trường ẩm ướt, thiếu thông thoáng cũng tạo điều kiện cho nhiều vi khuẩn phát triển, vì vậy, nếu không vệ sinh sạch sẽ sẽ gây thêm nhiều vấn đề khác như mẩn ngứa, rôm sảy hay viêm da…

Đa số việc đổ mồ hôi đầu ở trẻ em là hiện tượng thường gặp nên bạn không cần phải quá lo lắng. Mặc dù đây là hiện tượng khá phổ biến nhưng nếu trẻ đổ mồ hôi quá nhiều thì đây là dấu hiệu bất thường, do đó, bạn cũng không nên quá chủ quan. Tốt nhất là đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, khám bệnh nhằm xử lý kịp thời những vấn đề sức khỏe ngoài ý muốn.

4. Cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em đơn giản, hiệu quả nhất

Cach tri do mo hoi dau o tre em

Cảm lạnh là gì? Cách xử lý và phòng ngừa khi trẻ bị cảm lạnh?

4.1. Tạo không gian phòng thoáng đãng, mát mẻ

Vào những ngày thời tiết nóng bức, việc tạo không gian thông thoáng, mát mẻ cho bé là điều vô cùng cần thiết, nếu bạn để bé trong không gian bí bách, nóng bức sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và thường xuyên quấy khóc, bên cạnh đó, nếu nhiệt độ phòng quá cao cũng sẽ dễ khiến cho trẻ bị ốm. 

Chính vì vậy, có một không gian thông thoáng, sạch sẽ giúp bé hạn chế đổ mồ hôi đầu cũng như hỗ trợ rất tốt trong việc đảm bảo sức khỏe cho bé. 

4.2. Điều chỉnh thực đơn ăn uống phù hợp cho trẻ

Thay đổi thực đơn cho những ngày nắng nóng là cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em hiệu quả. Thay vì để trẻ ăn những món ăn có tính nóng thì mẹ nên lựa chọn những thực phẩm mát, giàu vitamin như hoa quả tươi, rau xanh…ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung đủ lượng nước cần thiết trong một ngày cho trẻ, đặc biệt là bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng sớm.

4.3. Trị mồ hôi đầu bằng giấm táo

Giấm táo là thực phẩm có khả năng cân bằng độ pH rất tốt trong cơ thể, từ đó, giúp giảm thiểu bài tiết mồ hôi. Cách này phù hợp để sử dụng đối với trẻ lớn, còn đối với trẻ sơ sinh thì các chuyên gia không khuyến khích sử dụng cách này.

Bạn có thể sử dụng giấm táo trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em với những cách như sau:

  • Lau đầu trẻ bằng khăn giấy nhúng giấm táo hữu cơ 2 lần/ngày.
  • Pha 10ml giấm táo với nước ấm và thêm ít mật ong cho trẻ uống.

4.4. Trị mồ hôi đầu bằng trà xô thơm

Trà xô thơm là loại thực phẩm giúp giảm lượng mồ hôi tiết ra hiệu quả, ngoài ra, loại trà này còn có thể giúp loại bỏ mùi cơ thể do mồ hôi gây ra. Với cách này, bạn chỉ cần đun sôi nước với cây xô thơm và cho trẻ uống từ 3 – 4 lần/ngày. Tuy nhiên cách này cũng chỉ áp dụng đối với trẻ lớn và không nên dùng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

4.5. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Nếu bạn cảm thấy trẻ có những dấu hiệu đổ mồ hôi đầu bất thường thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và chữa trị kịp thời. Bởi như đã nói ở trên, trong một số trường hợp trẻ bị đổ mồ hôi đầu bất thường có thể là biểu hiện của một số bệnh lý. 

Qua đó, việc thăm khám và phát hiện kịp thời sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả, tránh để bệnh trở nặng tạo biến chứng và gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Trên đây là thông tin về cách trị mồ hôi đầu ở trẻ em hiệu quả, đơn giản nhất mà bạn nên biết. Dautramtienong.com hy vọng sẽ giúp bạn xử lý kịp thời những lúc trẻ có triệu chứng và đảm bảo sức khỏe cho trẻ phát triển toàn diện.

Xem thêm:

Phải làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc vào ban ngày?

Top 10+ cách trị nấc cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả nhất

Đánh giá
qik hair viêm khớp gối