Hiện tượng mắt đổ ghèn là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên nếu ghèn đổ nhiều gây khó chịu và cản trở trong sinh hoạt thì cần thận trọng vì đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Vậy mắt đổ ghèn là bệnh gì? Cần xử lý như thế nào khi mắt bé bị đổ ghèn xanh? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
1. Biểu hiện khi mắt đổ ghèn
Thông thường, để giữ cho đôi mắt luôn được ẩm thì mắt sẽ tự động tiết ra một lượng màng dịch mỏng, là sự kết hợp giữa dầu và chất nhờn, thường có trạng thái trong suốt, hoặc trắng ngà hoặc đôi khi có màu vàng, ướt dính, có khi khô cứng và đóng thành vảy. Ngoài ra, có nhiều trường hợp dịch ở trạng thái loãng giống như chảy nước mắt.
Khi ta thức, đôi mắt thường có cơ thể chớp mắt nhằm đẩy bớt lượng dịch này ra. Còn khi ta ngủ sẽ nhắm mắt nên lớp dịch sẽ tiến hành kết tụ ở dọc giữa đường lông mi và khóe mắt, gọi là ghèn.
Vì thế, mỗi sáng thức dậy nếu bạn thấy ở mắt có ít ghèn thì không có gì đáng lo ngại vì đây được xem là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp mắt đổ quá nhiều ghèn, màu sắc lạ gây khó chịu cho mắt và kèm theo những biểu hiện sau thì bạn nên hết sức lưu ý:
- Lông mi dính vào nhau khó mở mắt
- Dịch mắt tiết ra nhiều hơn so với mức bình thường, thường đặc và dính
- Màu sắc của dịch tiết: trắng, vàng hoặc có màu xanh lá
- Gây mờ khi nhìn
- Mắt bị đau và có dấu hiệu sưng đỏ
- Mắt bị nhạy cảm với ánh sáng
2. Nguyên nhân khiến bé bị đổ ghèn mắt nhiều
Danh sách đồ đi sinh cho mẹ và bé rất cần thiết
Thông thường, tình trạng bị đổ ghèn ở trẻ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và điều này khiến các bé gặp khó khăn và khó chịu mỗi khi thức giấc. Triệu chứng này có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như:
- Trẻ sơ sinh khi chào đời có thể bị máu và nước ối của mẹ dính vào mắt, khiến mắt của bé yếu ớt nên dễ bị nhiễm trùng từ máu và nước ối dẫn đến hiện tượng mắt đổ ghèn nhiều.
- Trẻ bị ghèn có thể là do mẹ chưa chăm sóc và vệ sinh mắt đúng cách cho bé. Hoặc mẹ quá kỹ lưỡng, làm sạch mắt cho bé mỗi ngày, cũng khiến mắt con bị như vậy.
- Trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ nhưng các mẹ lại không chú trọng bữa ăn của mình và ăn phải các thức ăn hoặc trái cây gây nóng cho cơ thể. Do đó, khiến mắt bé bị ảnh hưởng do bú sữa mẹ.
- Vì mắt trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn yếu nên dễ bị lây nhiễm các bệnh đau mắt từ những người xung quanh nếu vô tình tiếp xúc.
3. Các bệnh nhiễm khuẩn mắt thường gặp ở trẻ nhỏ
Nên mua loại dầu tràm nào cho bé tốt và an toàn nhất?
3.1. Tắc tuyến lệ
Tình trạng tắc tuyến lệ là do chướng ngại trong ống dẫn lệ của bé khiến nước mắt không thể chảy ra. Đây là bệnh về mắt phổ biến ở trẻ sơ sinh hiện nay. Qua đó, để cải thiện tình trạng này, các mẹ có thể thường xuyên vuốt dọc sống mũi, từ điểm khởi đầu ở khóe mắt của bé đến hai lỗ mũi để giúp làm thông tuyến lệ.
Trong trường hợp bé bị tắc tuyến lệ dạng nặng thì cần đưa bé đến tìm bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị thích hợp. Lưu ý, các mẹ tuyệt đối không nên cho bé thông tuyến lệ ở các địa chỉ, phòng khám không uy tín hay không chuyên về nhi khoa.
3.2. Viêm kết mạc và viêm giác mạc
Một trong các vấn đề về mắt thường gặp ở trẻ chính là viêm kết mạc và viêm giác mạc. Qua đó, trẻ sẽ có các triệu chứng thường gặp như mắt sưng đỏ, có ghèn vàng, mi mắt bị dính lại, khó nhắm mở mắt, nước mắt ra nhiều hơn bình thường…tình trạng bệnh thường bắt đầu từ ngày 2 – ngày thứ 5 sau sinh.
Nguyên nhân có thể do: rách, xước giác mạc, bỏng hóa chất, dị vật tác động, hạt thóc,…bên cạnh đó, việc không thường xuyên vệ sinh mắt cho trẻ cũng làm ghèn mắt xuất hiện nhiều, lâu ngày dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
Tuy nhiên, đa phần các trường hợp viêm kết mạc hoặc bị viêm giác mạc là do nhiễm khuẩn từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở. Các chuyên gia đã chỉ ra 3 tác nhân thường gây nhiễm khuẩn mắt nhất đó là Chlamydia trachomatis (trùng roi), Neisseria gonorrhoeae (vi trùng gây bệnh lậu) và Staphylococcus aureus (mắc phải cả từ đường sinh dục mẹ hay từ người chăm sóc sau khi sinh).
Vì vậy, các dấu hiệu này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực của trẻ, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
3.3. Viêm nhiễm mi mắt
Viêm mi mắt thường có các biểu hiện như viêm bờ mi, ngứa và sưng đỏ mí mắt, chảy nước mắt, mắt đỏ, cảm giác như có sạn trong mắt, bong da quanh vùng mắt, có cặn lông mi khi tỉnh dậy, lông mi mọc bất thường, rụng lông mi, mắt nhạy cảm với ánh sáng,…
Nguyên nhân thường xuất phát từ các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng hoặc bị dị ứng. Riêng với bệnh viêm mí mắt thì bạn cần chú ý vệ sinh cá nhân tốt, vệ sinh môi trường sống, sử dụng các nguồn nước sạch tránh tái nhiễm vi khuẩn, ngoài ra, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt và sử dụng thuốc được chỉ định.
3.4. Trẻ bị lẹo mắt
Lẹo mắt hay chắp mắt ở trẻ là loại mụn nhỏ mọc ở bờ mi mắt hoặc ở dưới chân lông mi do một loại tuyến nhỏ ở vùng bờ mi bị nhiễm trùng. Lẹo mắt thường xuất hiện, rồi biến mất sau một khoảng thời gian điều trị nhưng dễ tái phát lại nếu không điều trị dứt điểm dưới sự hướng dẫn và chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
3.5. Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là tình trạng bệnh phổ biến xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau và vào nhiều thời điểm trong năm. Đau mắt đỏ có tỷ lệ gây biến chứng khoảng 20% chủ yếu là viêm giác mạc. Nguyên nhân là do các loại vi khuẩn và virus gây ra, qua đó, trẻ bị đau mắt đỏ sẽ có những biểu hiện như mắt đỏ, sưng nề, dử mắt ra nhiều, xuất huyết dưới kết mạc, chảy nước mắt nhiều…
Đau mắt đỏ là bệnh rất dễ lây lan qua sự tiếp xúc gần, tia bọt bắn ra lúc nói chuyện,… Vì thế, cần vệ sinh cẩn thận để kiểm soát lây lan. Nếu để lâu có thể gây biến chứng vĩnh viễn cho mắt.
4. Cách xử lý tình trạng mắt đổ ghèn ở trẻ
4.1. Vệ sinh mắt thế nào cho đúng?
Các bước vệ sinh mắt đúng cách cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị tình trạng này là:
- Đầu tiên, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước
- Lau khô mắt của trẻ bằng miếng gạc sạch hoặc khăn dùng một lần, mỗi bên mắt sẽ dùng 1 khăn riêng
- Làm ướt miếng gạc vô trùng bằng nước ấm. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý. Lưu ý là không nên dùng bông gòn vì có thể sẽ làm vương các sợi bông trong mắt bé
- Nhẹ nhàng lau mắt cho bé từ khóe mắt ra đến phần đuôi mắt. Thay miếng gạc mới cho mỗi lần lau
- Lau khô bên mắt còn lại bằng miếng gạc khác tương tự theo nguyên tắc từ khóe mắt ra đến đuôi mắt
- Khi lau không chạm vào mắt bé hoặc làm sạch bên trong mí mắt vì có thể sẽ gây tổn thương mắt của trẻ
- Thu dọn gạc, khăn bỏ vào thùng rác và rửa sạch tay với nước
Hướng dẫn trên đây phù hợp đối với trường hợp trẻ bị đổ ghèn mắt ở mức độ nhẹ và có thể theo dõi tại nhà. Trong trường hợp trẻ bị nhiễm trùng mắt nặng hay do nguyên nhân khác thì bạn cần đưa bé đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
4.2. Phương án điều trị khi bị đổ nhiều ghèn ở mắt
Triệu chứng đỏ mắt, ngứa mắt hay mắt có ghèn xanh thường là tình trạng viêm kết mạc do vi khuẩn chứ không phải là do dị ứng gây nên. Vì vậy, bạn cần phải cho bé nhỏ thuốc nhỏ mắt có kháng sinh để chống nhiễm, ngoài ra, có thể dùng thêm kháng viêm. Tuy vậy, tốt nhất là bạn nên đưa bé đến khám tại chuyên khoa Mắt để được chẩn đoán đánh giá kịp thời và có phương pháp điều trị thích hợp.
Tùy vào nguyên nhân khiến mắt trẻ bị đổ ghèn mà bác sĩ có thể kê các đơn thuốc khác nhau như:
- Do dị ứng: dùng thuốc nhỏ mắt, kết hợp với thuốc kháng histamin
- Do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm: thuốc nhỏ mắt, kết hợp thuốc mỡ kháng sinh, kháng nấm, kháng virus
- Do lẹo mắt, tắc tuyến lệ: cần thực hiện phẫu thuật để điều trị
4.3. Cách phòng ngừa tình trạng mắt đổ ghèn
Để điều trị tình trạng đổ ghèn xanh ở trẻ, bạn nên tự ý thức giữ gìn, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho mắt của trẻ thông qua một số cách như sau:
Không dụi, chạm vào mắt bằng tay để tránh bị nhiễm trùng
- Trước khi vệ sinh vùng mắt cần rửa tay thật sạch và cẩn thận
- Mỗi sáng ngủ dậy nên dùng khăn sạch hoặc bông gòn nhúng nước để lau mắt
- Trước khi đi ngủ cần rửa sạch vùng mắt
- Không xài chung khăn lau mặt, khăn tắm, máy rửa mặt với người khác
- Vệ sinh khăn mặt, khăn tắm, ga giường, nệm, chăn gối, máy rửa mặt thường xuyên
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây nhiễm trùng mắt. Nên dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh để chống nhiễm trùng
Nhìn chung, có rất nhiều nguyên nhân khiến mắt bé bị đổ ghèn xanh. Tốt hơn hết nếu gặp tình trạng này kèm theo những biểu hiện bất thường khác ở mắt trẻ thì bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Dautramtienong.com hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các mẹ có thể xử lý tốt tình trạng đổ ghèn này và bảo vệ con mình khỏi những tác nhân gây bệnh hiệu quả.
Xem thêm:
Trẻ sơ sinh đi phân lỏng có nguy hiểm không? Cách giúp mẹ nhận biết
Những dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ 2 tháng tuổi thông minh