Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi trẻ ngủ, các tế bào não và cơ sẽ được phát triển nhân đôi, đồng thời giúp cơ thể trẻ được nghỉ ngơi tốt hơn.
Tuy nhiên, một số trường hợp khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc vào ban ngày. Vậy, nguyên nhân là do đâu? Cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết sau.
I. Trẻ ngủ tầm bao lâu mỗi ngày là đủ?
– Trẻ từ 1 – 4 tuần tuổi: Cần ngủ khoảng 15 – 18 giờ/ngày. Mỗi giấc kéo dài từ 2 – 4 giờ. Lúc này, bé chưa thể phân biệt ngày, đêm.
– Trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi: Cần ngủ khoảng 15,5 – 17 giờ/ngày. Trong đó, cần đảm bảo bé ngủ 8,5 giờ vào ban đêm và khoảng 6 – 7 giờ vào ban ngày, mỗi giấc kéo dài từ 3 – 4 giờ.
– Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi: Cần ngủ khoảng 15 – 16 giờ/ngày. Ban đêm nên ngủ từ 9 – 10 giờ và ban ngày là khoảng 4 – 5 giờ. Lúc này bé đã có thể phân biệt được ngày, đêm.
– Trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi: Cần ngủ đủ giấc khoảng 14 – 15 giờ/ngày. Bé ngủ tầm 2 giấc vào ban ngày, mỗi giấc không nên dài quá 2 tiếng.
– Trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi: Cần đảm bảo giấc ngủ khoảng 14 giờ/ngày. Trong đó, bé có thể ngủ từ 1 – 2 giấc và thức giấc trước 3h chiều.
II. Trẻ sơ sinh ngủ ngày có tốt không?
Dầu tràm Tiên Ông nguyên chất chuyên tránh gió, kháng khuẩn
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giấc ngủ cũng quan trọng như thức ăn, nước uống. Trong 30 ngày sau sinh, các tế bào não đã phát triển đạt 80% so với não trẻ 3 tháng tuổi. Não của trẻ 3 tháng tuổi sẽ đạt 80% so với lúc trẻ đã trưởng thành.
Sự phát triển não bộ của trẻ chỉ xuất hiện 1 lần duy nhất trong đời, do đó giấc ngủ trong những tháng đầu đời là rất quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ và tư duy của trẻ sau này.
Dựa vào khung thời gian ngủ của trẻ ở trên thì có thể thấy, giấc ngủ ban ngày của trẻ cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của trẻ.
Trẻ sơ sinh ngủ đủ giấc (cả ngủ ngày và ngủ đêm) sẽ giúp trẻ tăng khả năng tập trung, có được sự tỉnh táo và thông minh cũng như tăng chiều cao tốt hơn. Bé không ngủ đủ giấc thường có dấu hiệu mệt mỏi, phản ứng chậm, dễ mất tập trung, béo phì và kém phát triển hơn.
III. Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc vào ban ngày
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ ngủ không được sâu giấc vào ban ngày. Cụ thể:
1. Bé bị đói
Dạ dày của bé sơ sinh thường nhỏ và sữa là thức ăn chính nên bé thường nhanh đói, đặc biệt đối với trẻ bú ít. Việc bé bị đói sẽ gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc quấy khóc thường xuyên.
2. Phòng ngủ ồn ào, quá lạnh hoặc quá nóng
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm, đặc biệt là với giai đoạn 3 tháng đầu tiên sau khi sinh. Một vài tiếng ồn cũng có thể khiến bé giật mình tỉnh giấc và khó ngủ sâu giấc vào ban ngày. Do đó, không gian yên tĩnh là yếu tố quan trọng giúp bé ngủ sâu giấc hơn.
3. Tã ướt, tã không thấm
Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc mà các mẹ nên chú ý.
4. Thiếu chất dinh dưỡng
Trẻ bị thiếu canxi hoặc kẽm cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng ít ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay vặn mình và giật mình khi ngủ.
5. Trẻ mắc các bệnh lý
Trẻ mắc các bệnh lý như còi xương, viêm amidan, viêm đường hô hấp, viêm phổi, nhiễm khuẩn đường mũi họng. Hoặc trẻ đang mắc các bệnh nội khoa như trào ngược dạ dày… cũng là nguyên nhân gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc ở trẻ.
IV. Cần làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc vào ban ngày?
1. Cho bé bú đủ cữ
Mẹ cần chú ý đến mỗi cữ bú của trẻ. Cụ thể là đối với bé sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi thì cữ bú thường nhiều hơn, cứ khoảng 2 – 3 tiếng là bé sẽ cần được bú sữa. Vì vậy, hãy cho bé bú đủ lượng sữa cần trong ngày, khi bé ăn no sẽ ngủ ngon hơn.
2. Phòng ngủ cần yên tĩnh, thông thoáng và không quá sáng
Không gian ngủ của bé rất quan trọng, ban ngày ánh sáng thường gây chói, vì vậy mẹ hãy chú ý giảm ánh sáng trong phòng bằng cách kéo rèm, đóng cửa. Nhưng cũng cần đảm bảo phòng có đủ thông thoáng và yên tĩnh để bé ngủ ngon giấc hơn.
3. Đảm bảo trẻ không bị ướt tã
Kiểm tra tã thường xuyên, nên lựa chọn những loại tã bim có tính năng thấm hút tốt, ngoài ra, mẹ cần thay tã thường xuyên tránh tình trạng tả bị ướt khiến bé khó chịu và ngủ không ngon. Nên bé mặc đồ có chất liệu thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi.
4. Bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ
Bé sơ sinh sẽ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, do đó, mẹ cần đảm bảo đầy đủ chế độ dinh dưỡng để bổ sung nhiều dưỡng chất, đặc biệt là canxi và kẽm.
Khi bé đến tuổi ăn dặm thì nên cân bằng, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng ăn dặm bằng việc bổ sung các chất như protein, chất béo, đạm, tinh bột, vitamin và các khoáng chất.
5. Thiết lập khung giờ ngủ nghỉ cố định cho trẻ
Dù là ngủ vào ban ngày thì mẹ cũng nên xây dựng, thiết lập cho bé những khung giờ ngủ cố định, qua đó, bé sẽ quen dần với giờ giấc ngủ ban ngày và ngủ ngon hơn.
6. Tắm nắng thường xuyên
Tắm nắng là phương pháp tốt cho trẻ sơ sinh vì ánh nắng mặt trời có tác dụng kích hoạt làn da sản sinh vitamin D, giúp trẻ tăng cường hấp thụ canxi và phốt pho cho cơ thể. Do đó, mẹ nên cho trẻ tắm nắng vào khung giờ từ 6 giờ – 9 giờ sáng hoặc sau 5 giờ chiều.
V. Tác hại khi trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc vào ban ngày
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu ngủ không sâu giấc hay giấc ngủ không tốt, kéo dài sẽ là biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ. Trẻ khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, hay vặn mình, gắt ngủ, giấc ngủ dễ bị ảnh hưởng dù chỉ là 1 tiếng động nhỏ…
Nếu trẻ từ 0 – 12 tháng bé đã có biểu hiện ngủ không sâu giấc, khó ngủ, thì khi bé 2 tuổi cũng sẽ rất dễ giật mình và quấy khóc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bé và người mẹ chăm con.
Đồng thời, bé ngủ không sâu giấc hay không ngủ đủ giấc cũng gây kém phát triển cả về thể chất lẫn não bộ so với những đứa trẻ đồng trang lứa khác.
VI. Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc theo từng giai đoạn tháng tuổi
Nên mua loại dầu tràm nào cho bé tốt và an toàn nhất?
1. Mẹo giúp bé sơ sinh 0 – 3 tháng ngủ sâu giấc
Trẻ sơ sinh cần thời gian ngủ nhiều khoảng từ 10,5 – 18 tiếng mỗi ngày với khung giờ ngủ phân bổ đều. Mỗi giấc ngủ của trẻ chỉ kéo dài trong vòng 1 tiếng. Khi ngủ thường có những động tác như co duỗi chân tay, mỉm cười, mút tay… Qua đó, để giúp trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc hơn các mẹ tham khảo các mẹo sau:
– Quan sát những dấu hiệu buồn ngủ như dụi mắt, gắt ngủ, cáu…và cho con ngủ theo cơn.
– Thay tã, bỉm khi bị ướt và không nên đánh thức bé khi thay. Cho bé ngủ ở trong môi trường thoáng mát, yên tĩnh, nhiệt độ bình thường, không quá nóng cũng không quá lạnh.
– Ban ngày nên cho bé tắm nắng vào buổi sáng để hấp thụ thêm vitamin D, ngoài ra, cũng nên cho bé chơi nhiều để tập trung ngủ nhiều hơn vào ban đêm.
2. Mẹo giúp bé từ 4 – 11 tháng tuổi ngủ sâu giấc hơn
Khi trẻ được 6 tháng tuổi trở đi có thể ngủ theo giấc và bố mẹ có thể bắt đầu luyện cho bé ngủ theo khung giờ nhất định. Những mẹo giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn như sau:
– Hạn chế ngủ ban ngày, hãy chia giấc ngủ của bé ra với các khung giờ phù hợp, đặc biệt cần cho bé ngủ vào khung giờ từ 11h trưa – 2h chiều và tránh các khung giờ từ 5h chiều – 7h tối bởi nếu trẻ ngủ khung giờ này thì sẽ bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc vào ban đêm.
– Môi trường ngủ cần có sự thoáng mát, sạch sẽ, không tạo sự kích thích quá mức khi gần tới giờ đi ngủ như chơi đùa quá nhiều hay quát mắng khiến trẻ lo sợ…
– Rèn luyện dần cho bé ngủ theo khung giờ mà bạn mong muốn.
3. Mẹo giúp trẻ từ 1- 2 tuổi ngủ sâu giấc
– Duy trình thói quen ngủ hàng ngày với lịch ngủ sao cho phù hợp, đặc biệt cần cho trẻ ngủ trưa đều đặn.
– Giảm ánh sáng trong phòng khi đi ngủ để giúp bé ngủ sâu hơn. Lưu ý, thời gian ngủ trưa không nên quá dài khiến trẻ bị mệt người khi tỉnh dậy.
4. Mẹo giúp trẻ từ 3 – 5 tuổi ngủ ngon giấc
Giai đoạn này bé đã trưởng thành, được cho đi nhà trẻ và ăn, ngủ theo lịch của trường mầm non, do đó, vào những ngày trẻ được nghỉ thì vẫn nên duy trì lịch trình sinh hoạt như khi con đi học sẽ giúp trẻ có giấc ngủ tốt hơn.
Trên đây là tất cả thông tin về các vấn đề, nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc vào ban ngày. Dautramtienong.com hy vọng sẽ giúp ba mẹ hiểu hơn về các giai đoạn giấc ngủ, giúp con mình nghỉ ngơi đúng cách, đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.
Xem thêm:
Top 10+ mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm
Nên massage cho trẻ sơ sinh khi nào là thích hợp nhất?