Tổng hợp các cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón

Táo bón là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, xảy ra khi chế độ ăn uống có sự thay đổi gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Vậy táo bón là gì, có dấu hiệu nào? Hãy đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này và 10+ cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón hiệu quả.

Cach giup tre di ngoai khi bi tao bon

 

I. Táo bón là gì?

Táo bón là hiện tượng trẻ khó đi tiêu, tần suất ít hơn mức trung bình so với lứa tuổi và phân cứng. Tình trạng táo bón thường xuất hiện khi chế độ hoặc thói quen ăn uống của trẻ có sự thay đổi.

II. Trẻ sơ sinh bị táo bón có dấu hiệu nào?

Cach giup tre di ngoai khi bi tao bon

1. Trẻ thay đổi tần suất đi vệ sinh

Dựa vào số lần đi vệ sinh của trẻ bạn sẽ nhận biết được bé có bị táo bón hay không. Trẻ gặp tình trạng này khi:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đi đại tiện dưới 2 lần/ngày
  • Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi đi đại tiện dưới 3 lần/tuần
  • Trẻ từ 1 tuổi trở lên đi đại tiện dưới 2 lần/tuần

2. Trẻ đi phân cứng

Đây cũng là 1 dấu hiệu để dễ dàng nhận biết trẻ bị táo bón. Nếu bạn quan sát thấy phân rắn, có đường rạn trên bề mặt thì cần tìm biện pháp khắc phục cho bé như tăng chất xơ, uống nhiều nước, nặng hơn cần dùng đến thuốc thụt hậu môn,…

3. Trẻ rặn đỏ mặt hoặc cáu gắt

Hiện tượng trẻ đỏ mặt hoặc cáu gắt kèm theo gồng người và cơ bụng căng cứng cho thấy bé đang cố gắng để đẩy phân ra ngoài nhưng không thành công. Biểu hiện này thường thấy ở trẻ sơ sinh do bé chưa biết thể hiện sự khó chịu bằng lời nói.

4. Đầy hơi, bụng cứng

Trẻ bị đầy hơi, cứng bụng là triệu chứng phổ biến của táo bón. Khi này, bạn vỗ nhẹ vào bụng bé sẽ phát ra tiếng “ộp ộp” đồng thời vùng quanh bụng không mềm như bình thường.

5. Bé biếng ăn hoặc bỏ ăn

Táo bón làm cơ thể khó chịu, thức ăn không tiêu khiến bé biếng ăn, bỏ ăn. Đây là dấu hiệu của tình trạng táo bón lâu ngày.

6. Phân trẻ có máu

Trẻ rặn mạnh khi đại tiện gây tổn thương đến vùng da hậu môn nên sẽ có máu ở bên ngoài phân của bé. Biểu hiện này chứng tỏ táo bón đã nghiêm trọng, cần có sự can thiệp của bác sĩ. 

III. Những nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ?

  • Trẻ ăn nhiều đạm động vật, chất béo từ mỡ động vật hoặc thức ăn nhanh
  • Chế độ dinh dưỡng chưa cân bằng, không có hoặc thiếu nhiều chất xơ
  • Mẹ cho trẻ bú nhưng ăn ít thực phẩm chứa chất xơ, ít vận động và uống nước ít
  • Trẻ uống sữa công thức chứa nhiều đạm, canxi hoặc lượng sắt chưa phù hợp
  • Hậu quả của loạn khuẩn tiêu hóa
  • Trẻ bị phình đại tràng bẩm sinh hoặc có cơ thành bụng yếu, liệt
  • Trẻ đang sử dụng nhiều kháng sinh, giảm đau,…
  • Trẻ ít vận động
  • Trẻ bị ảnh hưởng tâm lý khi đi vệ sinh

IV. 10+ cách trị táo bón hiệu quả tại nhà

Cach giup tre di ngoai khi bi tao bon

1. Cho trẻ uống nhiều nước

Cơ thể thiếu hoặc mất nước sẽ khiến trẻ thường xuyên bị táo bón, để khắc phục vấn đề này, mẹ nên bổ sung lượng nước phù hợp cho bé. Tuy nhiên, đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi còn bú sữa mẹ hoàn toàn, trong sữa mẹ đã có 80% nước, đủ để cung cấp cho cơ thể nên mẹ không cần cho bé uống thêm.

2. Mẹ ăn nhiều chất xơ để cho con bú

Cach giup tre di ngoai khi bi tao bon

Nếu trẻ sơ sinh bị táo báo, mẹ cần bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống để tiết ra sữa cho con bú. Chất xơ được phân làm 2 loại:

  • Chất xơ không hòa tan có trong ngũ cốc, rau, lúa mì,… giúp thức ăn dễ tiêu hóa, làm phân mềm hơn
  • Chất xơ hòa tan có trong các loại hạt, yến mạch, lúa mạch, rau xanh, trái cây,… tạo thành hỗn hợp giống gel, hỗ trợ trẻ đi đại tiện dễ hơn

3. Bổ sung lợi khuẩn

Lợi khuẩn có khả năng khôi phục sự cân bằng đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa toàn diện giúp trị táo bón ở trẻ hiệu quả. Có thể bổ sung lợi khuẩn cho trẻ bằng sữa chua, men vi sinh, kẹo dẻo lợi khuẩn,…

4. Cho trẻ ăn mận khô

Cach giup tre di ngoai khi bi tao bon

Mận khô hoặc nước ép mận là phương pháp chữa táo bón an toàn, hữu hiệu do trong mận có chứa nhiều chất xơ Sorbitol có tác dụng nhuận tràng. Mẹ nên cho bé ăn khoảng 50g mận khô (tương đương 7 trái), ngày 2 lần.

5. Hạn chế các chế phẩm từ sữa bò

Nhiều nghiên cứu cho rằng, trẻ bị táo bón sử dụng các chế phẩm từ sữa bò sẽ khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Có thể thay thế sữa bò bằng sữa dê để bổ sung canxi cho bé mà không phải lo lắng về vấn đề tiêu hóa.

6. Thực hiện các bài tập vận động

Bài tập vận động hữu hiệu nhất để kích thích khả năng vận động, hoạt động của hệ tiêu hóa dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là động tác “đạp xe” – cầm hai chân bé và di chuyển lên xuống nhẹ nhàng như người đi xe đạp. 

7. Massage bụng cho trẻ

Cach giup tre di ngoai khi bi tao bon

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng có nguy hiểm không? Cách giúp mẹ nhận biết

  • Bước 1: Làm ấm bàn tay của bạn rồi nhỏ vài giọt dầu massage chuyên biệt cho trẻ ra bàn tay
  • Bước 2: Đặt bé nằm ngửa, dùng đầu ngón tay ấn nhẹ lên bụng bé tạo thành hình chữ U ngược: bắt đầu từ bên trái, từ dưới di chuyển lên trên kéo ngang qua phần trên rốn rồi di chuyển xuống dưới.
  • Bước 3: Thực hiện thao tác 10 – 15 lần, ngày từ 2 – 3 lần

8. Rèn luyện cho trẻ giờ đi vệ sinh đều đặn

Rèn cho bé đi vệ sinh vào 1 giờ cố định trong ngày sẽ giúp con cải thiện vấn đề tiêu hóa, khắc phục tình trạng táo bón. Ngoài ra, mẹ nên cho bé tập ngồi ít nhất 10 phút khi đi đại tiện, để chiếc ghế nhỏ kê chân sẽ giúp đi dễ dàng hơn.

9. Khuyến khích trẻ vận động 

Vận động thúc đẩy trao đổi chất bên trong cơ thể giúp kích thích nhu động ruột, từ đó đẩy phân ra ngoài nhanh hơn, trị táo bón hiệu quả.

10. Sử dụng thuốc trị táo bón

Nếu trẻ bị táo bón nghiêm trọng, mẹ có nghĩ đến phương án sử dụng thuốc trị táo bón. Tuy nhiên, cần được bác sĩ chỉ định, sử dụng đúng liều và không nên dùng trong thời gian dài.

11. Ngâm hậu môn vào nước

Ngâm hậu môn vào nước giúp kích thích cơ vòng, giúp bé đại tiện dễ hơn. Phương pháp này nên thực hiện ngày 1 – 2 lần, mỗi lần từ 5 – 10 phút.

12. Cho trẻ uống nước ép trái cây

Nước ép trái cây chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào có tác dụng cải thiện tiêu hóa, khắc phục vấn đề đại tiện khó. 

13. Sử dụng mật ong

Đây là biện pháp trị táo bón ở trẻ hiệu quả, các bước thực hiện như sau:

  • Dùng tăm bông sạch, thấm một chút mật ong
  • Ngoáy vào hậu môn của bé, sâu khoảng 1 cm

V. Mẹo chữa cho trẻ bị táo bón lâu ngày

Cach giup tre di ngoai khi bi tao bon

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ ăn búp ổi có hết hay không?

  • Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: Mẹ cần cho bé bú theo nhu cầu, không cần bổ sung nước cho trẻ vì trong sữa mẹ đã có 80% nước. Nếu trẻ không bú mẹ thì cho bé uống đủ sữa công thức mỗi ngày, ưu tiên các loại sữa chứa nhiều chất xơ.
  • Đối với trẻ trong thời kỳ ăn dặm: Vẫn cho trẻ tiếp tục bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức giúp đủ nước, tránh táo bón, cải thiện hệ tiêu hóa. 

Dautramtienong.com đã chia sẻ các thông tin về tình trạng táo bón ở trẻ, hy vọng những nội dung trên sẽ giúp bạn hiểu thêm các vấn đề liên quan đến táo bón như nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa trị, cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón,… để dễ dàng hơn trong việc chăm sóc trẻ. 

Xem thêm:

Cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng hiệu quả nhất

Cách sử dụng dầu tràm trị ho cho bé giúp bé mau khỏe mạnh

Đánh giá
qik hair viêm khớp gối