Cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng hiệu quả nhất

Sau khi tiêm chủng, trẻ có thể gặp phải vấn đề như sốt, sưng đỏ, quấy khóc,… Ba mẹ cần theo dõi, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và cần lưu ý đến cách chăm sóc, giảm đau sau khi tiêm cho trẻ để trẻ luôn khỏe mạnh, phát triển tốt. Hãy cùng tìm hiểu ngay 6 cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng trong bài viết sau.

Cach giam dau cho tre sau khi tiem phong

Trẻ 3 tháng bị ho nên chăm sóc ra sao? Cách chữa ho hiệu quả

1. Các phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin cho bé

STT Loại bệnh Tên vắc xin phòng bệnh Các phản ứng sau tiêm
1 Lao BCG + Tại chỗ tiêm: Đau nhức, sưng 

+ Toàn thân: Trẻ sốt nhẹ, quấy khóc, bú kém và sẽ hết sau vài ngày

+ Sau khi tiêm BCG thường xuất hiện một nốt nhỏ tại chỗ tiêm và biến mất sau 30 phút. Khoảng 2 tuần sẽ hiện vết loét đỏ có kích thước nhỏ, sau 2 tuần vết loét tự lành và để lại sẹo khoảng 5mm, điều này chứng tỏ cơ thể trẻ đã có miễn dịch.

+ Nếu xuất hiện hạch cổ, hạch nách, hạch dưới xương đòn trái, nốt mủ quá to tại chỗ tiêm (đường kính trên 1cm) cần đứa trẻ đến cơ sở y tế ngay.

2 Viêm gan B Có thể là: Engerix B, Euvax B, Hepavax + Tại chỗ tiêm: Đau, sưng nhẹ

+ Toàn thân: Trẻ thường sốt nhẹ, quấy khóc.

Các triệu chứng sẽ hết sau vài giờ đến 1-2 ngày.

3 Bạch hầu,

Ho gà,

Uốn ván

Bại liệt

Hib,

Viêm gan B

Infanrix Hexa

(6 trong 1)

+ Tại chỗ tiêm: Sưng đỏ, đau nhức từ 1 – 3 ngày. Có thể nổi cục sau khoảng 1-3 tuần sẽ khỏi

+ Toàn thân: Trẻ thường sốt, quấy khóc, nôn, tiêu chảy, bú kém

4 Bạch hầu

Ho gà

Uốn ván

Bại liệt

Hib

Pentaxim

(5 trong 1)

+ Tại chỗ tiêm: Xuất hiện nốt quầng đỏ, nốt cứng khoảng 2 cm. Triệu chứng thường gặp trong 48 giờ sau khi tiêm và có thể kéo dài từ 48 – 72 giờ.

+ Toàn thân: Trẻ sốt, quấy khóc, tiêu chảy, nôn, chán ăn, buồn ngủ, phát ban

Các mũi tiêm sau, trẻ có phản ứng sau tiêm mạnh hơn so với lần tiêm trước do đã có miễn dịch trước đó như sốt cao hơn, tại chỗ tiêm có thể đỏ, sưng nhiều hơn hoặc lan ra toàn bộ tay chân bên phía tiêm, và sẽ tự khỏi trong 3-5 ngày

5 Bạch hầu

Ho gà

Uốn ván

Bại liệt

Tetraxim

(4 trong 1)

+ Tại chỗ tiêm: Sưng đỏ hoặc lan ra toàn bộ chi bên tiêm. Xảy ra trong vòng 24 – 72 giờ sau khi tiêm vắc xin và tự khỏi trong 3-5 ngày

+ Toàn thân: Sốt nhẹ, tiêu chảy, bú kém, quấy khóc

6 Bạch hầu

Ho gà

Uốn ván

Adacel + Tại chỗ tiêm: Đau, sưng, đỏ

+ Toàn thân: Mệt mỏi, đau đầu

7 Bệnh tiêu chảy do Rotavirus Có thể là:

Rotarix, Rotateq

+ Toàn thân: Rối loạn tiêu hóa và sẽ tự khỏi sau vài ngày.

+ Nếu đi ngoài là phân nước nhiều lần, nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước nên đến ngay cơ sở y tế để khám lại

8 Bệnh do phế cầu (viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm tai giữa) Synflorix + Tại chỗ tiêm: Sưng, đau, đỏ

+ Toàn thân: Trẻ có thể sốt trên 38°C, kém ăn, quấy khóc

9 Bệnh cúm Có thể là:

Vaxigrip, Influvac

+ Tại chỗ tiêm: Đau, đỏ, sưng

+ Toàn thân: Sốt, đau đầu, mệt mỏi

10 Bệnh Sởi

Quai bị

Rubella

MMR II + Tại chỗ tiêm: Đau nhức tại chỗ tiêm trong một thời gian ngắn

+ Toàn thân: Sốt, mề đay, phát ban nhẹ, buồn nôn, tiêu chảy

11 Thủy đậu Có thể là:

Varivax, Varilrix, Varicella

+ Tại chỗ tiêm: Phát ban thủy đậu, đau nhức, sưng đỏ

+ Toàn thân: Sốt

+ Chú ý: Tránh dùng chế phẩm chứa salicylate trong ít nhất 6 tuần sau tiêm.

12 Viêm não Nhật Bản B Jevax + Tại chỗ tiêm: Đau sưng, đỏ

+ Toàn thân: Sốt, đau đầu

13 Viêm gan A Có thể:

Avaxim

Havax

Tại chỗ tiêm: Sưng đỏ từ 1-2 ngày
14 Viêm gan A+B Twinrix + Tại chỗ tiêm: Đau, sưng, đỏ

+ Toàn thân: Đau đầu, khó chịu

15 Viêm màng não do mô cầu A+C Meningo A+C + Tại chỗ tiêm: Sưng, đau

+ Toàn thân: Sốt nhẹ

16 Viêm màng não do mô cầu B+C VA-Mengoc-BC Tại chỗ tiêm: Sưng đau, tạo cục cứng, sẽ tự khỏi sau 72 giờ

Toàn thân: Sốt nhẹ

17 Uốn ván VAT + Tại chỗ tiêm: Đau, quầng đỏ, nốt cứng xuất hiện trong vòng 48 giờ sau khi tiêm và kéo dài khoảng 1-2 ngày

+ Toàn thân: Sốt nhẹ, khó chịu thoáng qua

2. Top 6 cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng

2.1. Cho trẻ nghỉ ngơi để giảm bớt cơn đau sau khi tiêm 

Sau khi tiêm, trẻ sơ sinh thường khó chịu, buồn ngủ và không thèm bú sữa mẹ trong nhiều giờ. Lúc này, bạn nên cho con nghỉ ngơi trong phòng mát mẻ, thoải mái, đảm bảo cho con mặc đồ thoáng mát, dễ chịu để làm dịu cơn đau của trẻ.

2.2. Ôm bé vào lòng

Cach giam dau cho tre sau khi tiem phong

Quá trình phát triển & Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Bạn nên ôm bé vào lòng vì bé cần được chăm sóc và giữ bình tĩnh lúc này. Khi bé vẫn cảm thấy khó chịu, hãy ẵm bồng con trên tay một cách thoải mái hơn và vỗ về bé.

2.3. Cho con bú

Cho bé bú sữa mẹ trong khi tiêm ngừa sẽ giúp bé ít khóc hơn. Các chuyên gia cho rằng, việc trẻ tập trungsẽ làm trẻ quên cơn đau nhanh chóng.

2.4. Chườm khăn ướt cho bé

Chườm khăn ướt sạch, mát lên vùng da bị sưng giúp giảm cơn đau cho trẻ sau khi tiêm vắc xin. Nếu tình trạng sưng và đau nhức không cải thiện trong 24 giờ sau tiêm, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ khám.

2.5. Giảm đau cho trẻ thông qua các trò chơi

Cach giam dau cho tre sau khi tiem phong

Để giúp trẻ không quấy khóc sau khi tiêm, bạn hãy làm cho trẻ bị phân tâm bằng món đồ chơi yêu thích để thu hút sự chú ý của trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho con xem tivi hoặc các chương trình hoạt hình bé yêu thích để quên cơn đau.

2.6. Cho bé uống nước đường

Trước khi tiêm vắc xin, mẹ có thể cho trẻ uống một chút nước đường hoặc cho núm vú giả vào đường rồi cho bé ngậm để bé không tập trung vào mũi tiêm. Ngoài ra, đường giúp trẻ sơ sinh uống thuốc dễ dàng hơn và có thể làm giảm cơn đau do tiêm ngừa. 

3. Những lưu ý khi giảm đau, hạ sốt cho trẻ sau tiêm

Cach giam dau cho tre sau khi tiem phong

Sau tiêm, trẻ có thể sốt nhẹ khoảng 38 độ C và kéo dài trong 1-2 ngày. Trường hợp này, ba mẹ cần áp dụng một số cách giảm đau, hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm như sau:

  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thoải mái
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ, cho bú mẹ và uống nước nhiều hơn. Có thể dùng thuốc hạ sốt như paracetamol, ibuprofen với liều phù hợp
  • Tại chỗ tiêm sưng đỏ, có thể chườm đá lạnh để giảm đau, giảm sưng cho trẻ
  • Tránh chạm vào vết tiêm của trẻ, không xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp thứ gì lên vết tiêm vì có thể dễ gây nhiễm trùng vết tiêm
  • Không dùng aspirin, không nên dùng các thuốc ho và hạ sốt khác vì các chế phẩm này rất dễ làm tăng liều paracetamol ở trẻ.

Nhìn chung, sự quan tâm và chăm sóc của bố mẹ đóng vai quan trọng hơn hết khi bé tiêm vắc xin phòng bệnh. Hy vọng bài viết trên của Dautramtienong.com đã cung cấp những kiến thức bổ ích về cách giảm đau, hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng và giúp bé yêu nhà bạn khỏe mạnh hơn sau tiêm.

Xem thêm:

Tổng hợp các tác dụng dầu tràm đối với mẹ và bé

Top 10+ cách điều trị viêm xoang trán tại nhà hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)
qik hair viêm khớp gối