Giải đáp thắc mắc: Trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không?

Tiêm vắc-xin phế cầu là phương pháp an toàn và hiệu quả giúp phòng tránh các loại bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng huyết…. Vậy vắc-xin phế cầu 13 là gì, cơ chế hoạt động như thế nào? Trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không? Hãy tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vắc-xin này. 

Tre tiem phe cau co bi viem phoi khong

Top 10+ lợi ích dầu tràm cho bé và cách sử dụng an toàn

1. Vắc-xin phế cầu 13 là gì?

Vắc-xin phế cầu 13 là loại vắc-xin có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn Streptococcus pneumoniae – loại vi khuẩn nguy hiểm gây ra nhiều căn bệnh ở người, đặc biệt là ở đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ, người già… Vắc-xin phế cầu được phân làm 2 loại gồm: vắc xin liên hợp và vắc xin polysaccharide, trong đó trẻ nhỏ, kể cả trẻ bị nhiễm HIV/AIDS được khuyến cáo tiêm vắc-xin liên hợp.

Vắc-xin phế cầu 13 được tiêm ở vị trí bắp tay và thường có tác dụng phụ sau tiêm nhưng thông thường tác dụng phụ đều nhẹ, không ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Tre tiem phe cau co bi viem phoi khong

2. Tiêm vắc xin phế cầu phòng được những bệnh gì?

Viêm phổi: Một trong các nguyên nhân dẫn đến viêm phổi là do sự xâm nhập của phế cầu khuẩn. Bệnh nhân viêm phổi thường có các triệu chứng như khó thở, nôn ói, đau đầu, sốt, mệt mỏi… Để phòng tránh viêm phổi do vi khuẩn phế cầu khuẩn gây ra thì biện pháp tốt nhất là tiêm vắc-xin phế cầu đúng lịch.

Viêm tai giữa: Đây là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây tử vong cho người bệnh  do các loại vi khuẩn, chủ yếu là phế cầu gây ra, vì thế tiêm vắc-xin phế cầu là phương pháp giúp ngăn ngừa hiệu quả bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ.

Nhiễm trùng huyết: Bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết (sự tấn công liên tiếp của vi khuẩn vào máu) thường có các biểu hiện rối loạn nhịp tim, khó thở, sốt cao,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng. Có thể phòng tránh bệnh này nếu bệnh nhân được tiêm vắc-xin phế cầu.

Viêm màng não: Có nhiều tác nhân khiến trẻ bị viêm màng não như: phế cầu, não mô cầu, viêm não Nhật Bản, Herpes. Trẻ bị mắc bệnh lý này thường có các biểu hiện đau đầu dữ dội, mệt mỏi, bỏ ăn,…  Vắc-xin phế cầu có thể phòng tránh viêm màng não do phế cầu khuẩn gây ra.

Tre tiem phe cau co bi viem phoi khong

3. Cơ chế hoạt động của vắc-xin phế cầu 13 như thế nào?

Vắc-xin phế cầu 13 có chứa các Polysacarit từ 13 loại S. pneumoniae khác nhau (huyết thanh: 1, 2, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F, 23F), được dùng để tiêm phòng cho trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lên và người lớn.

Vắc-xin phế cầu 13 kích thích cơ thể tạo ra kháng thể nhanh hơn và tăng khả năng tự vệ của hệ thống miễn dịch trước nguy cơ xâm nhập của virus, vi khuẩn để chống lại mầm bệnh.

4. Đối tượng nào nên và không nên tiêm vắc-xin phế cầu 13?

  • Vắc-xin phế cầu 13 được khuyến cáo sử dụng cho trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi, người lớn có hệ miễn dịch suy yếu, người già. Phác đồ tiêm sẽ phụ thuộc vào độ tuổi bắt đầu tiêm mũi vắc-xin đầu tiên.
  • Đối với bệnh nhân mắc các bệnh lý về phổi, tim mạch, tiểu đường, huyết áp nếu được bác sĩ chỉ định vẫn có thể tiêm vắc-xin phế cầu 13.

5. Phác đồ tiêm vắc-xin phế cầu 13 như thế nào?

5.1. Trẻ em từ 2 – 6 tháng tuổi

  • Lịch tiêm cơ bản: Mũi 1 (lần đầu tiêm), mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng, mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng
  • Lịch tiêm nhắc: Khi trẻ 11 – 15 tháng tuổi, mũi 4 cách mũi 3 tối thiểu 2 tháng

5.2. Trẻ em từ 7 – 11 tháng tuổi

  • Lịch tiêm cơ bản: Mũi 1 (lần đầu tiêm), mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng
  • Lịch tiêm nhắc lại: Khi trẻ trên 1 tuổi, mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 2 tháng

5.3. Trẻ em từ 12 – 23 tháng tuổi

Mũi 1 (lần đầu tiêm), mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 2 tháng

5.4. Trẻ em từ 24 tháng tuổi và người lớn

Tiêm 1 mũi duy nhất

Lưu ý: Vị trí tiêm vắc-xin phế cầu 13 thích hợp là mặt trước bên đùi của trẻ nhỏ và cơ delta ở trẻ trên 5 tuổi, người trưởng thành, người già. Loại vắc-xin này thường an toàn nhưng vẫn có một số phản ứng phụ sau tiêm như đau, sưng chỗ tiêm hoặc sốt, kém ăn, kém ngủ, đau cơ,…

Tre tiem phe cau co bi viem phoi khong

Cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng hiệu quả nhất

6. Cần lưu ý gì khi tiêm vắc xin phế cầu?

  • Vắc-xin phế cầu 13 thường có phản ứng phụ sau tiêm nhưng nhanh chóng hết, nếu triệu chứng kéo dài trên vài giờ cần gặp bác sĩ để được kiểm tra. Số ít trường hợp bị shock phản vệ như ngất xỉu, ù tai, chóng mặt… Cần chuẩn bị sẵn phương tiện y tế để phòng các trường hợp này xảy ra.
  • Không tiêm khi bị sốt cao cấp tính
  • Không tiêm vào đường trong da hoặc đường tĩnh mạch
  • Người bị rối loạn đông máu hoặc giảm tiểu cầu cần có tư vấn của bác sĩ trước khi tiêm

7. Trẻ đã bị viêm phổi, viêm tai giữa có nên tiêm vắc-xin phế cầu không?

Vi khuẩn phế cầu có đến 90 loại và chúng không tạo miễn dịch cho nhau. Vì vậy khi trẻ bị một loại phế cầu khuẩn tấn công khiến viêm phổi, viêm tai giữa (dù đã tạo ra miễn dịch cho loại này) thì vẫn có thể bị mắc các loại khác. Ngoài ra, vắc-xin phế cầu không chỉ ngăn ngừa bệnh viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn gây ra mà còn giúp phòng tránh nhiều bệnh lý khác như viêm màng não, nhiễm trùng huyết,…

Do đó, trẻ đã bị viêm phổi, viêm tai giữa vẫn nên tiêm vắc-xin phế cầu để tạo hệ thống miễn dịch tốt, phòng được nhiều bệnh nguy hiểm.

8. Một số câu hỏi về bệnh do vi khuẩn phế cầu và vắc-xin phế cầu 13

Tre tiem phe cau co bi viem phoi khong

8.1. Nguyên nhân gây ra bệnh phế cầu là gì? 

Do vi khuẩn phế cầu gây nên, loại vi khuẩn này thường gây bệnh ở tai, xoang, máu, phổi.

8.2. Triệu chứng của bệnh là gì?

Triệu chứng của bệnh do phế cầu khuẩn gây ra sẽ thay đổi tùy theo cơ quan bị nhiễm bệnh, chẳng hạn ở phổi thường bị sốt, đau ngực, ớn lạnh, thở ngắn, ho…

8.3. Bệnh do phế cầu khuẩn có khiến tử vong không?

Bệnh do vi khuẩn phế cầu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

8.4. Cần làm gì để phòng bệnh phế cầu?

Tiêm vắc-xin phế cầu theo đúng phác đồ là phương pháp tốt nhất phòng bệnh do phế cầu khuẩn.

8.5. Vắc xin phế cầu có tác dụng hiệu quả không?

2 loại vắc-xin phế cầu hiện nay đều hiệu quả, an toàn, tác dụng cao. Theo số liệu thống kê tại Hoa Kỳ, đối với người trên 65 tuổi, vắc-xin làm giảm 45% nguy cơ viêm phổi, 75% nguy cơ viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Đối với trẻ nhỏ, tiêm chủng vắc-xin phế cầu rộng rãi giúp giảm số ca bệnh lên đến 99%.

8.6. Những đối tượng nào cần tiêm vắc xin ngừa bệnh phế cầu?

Người già từ 65 tuổi trở lên, người nghiện thuốc lá cần phải tiêm vắc-xin ngừa phế cầu. Ngoài ra, người trẻ hơn 65 tuổi cũng cần tiêm vắc-xin này nếu nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc bệnh phế cầu nghiêm trọng như: phổi mãn tính, gan mãn tính, đái tháo đường,… hoặc cấy dụng cụ trợ thính, dò dịch não tủy. 

8.7. Có vắc xin dành riêng cho trẻ em không?

Vắc-xin phế cầu có hiệu quả đối với tất cả các đối tượng được tiêm đúng phác đồ, trong đó có cả trẻ em, người trưởng thành và người già.

8.8. Bao lâu cần tiêm ngừa một lần?

Số mũi và thời gian tiêm tùy thuộc vào độ tuổi và các yếu tố nguy cơ của người bệnh. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn, chỉ định nếu từ 65 tuổi trở lên hoặc từ 19 – 64 tuổi mà gặp các vấn đề về tim, gan, phổi, thận, đái tháo đường,…

8.9. Đã tiêm vắc xin thì có cần tiêm nữa không?

Có, một số trường hợp được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Hoa kỳ (CDC) khuyến cáo mới về việc tiêm ngừa vắc-xin phế cầu như người từ 65 tuổi trở lên và từ 19 – 64 tuổi có vấn đề về hệ miễn dịch. Tuy nhiên, mỗi đối tượng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chỉ định chính xác. 

8.10. Làm sao tôi biết các vắc xin là an toàn và có khả năng vắc xin gây bệnh không?

Vắc-xin được thử nghiệm lâm sàng và kiểm định nghiêm ngặt trước khi được cấp phép lưu hành. Ngoài ra, vắc-xin còn được hệ thống giám sát an toàn vắc-xin quốc gia (VAERS) theo dõi trong nhiều năm. Nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ an toàn của vắc-xin phế cầu.

8.11. Bác sĩ của tôi khuyên tôi nên tiêm vắc xin cúm hàng năm, tại sao tôi cần tiêm cả 2 loại vắc xin?

Vắc-xin cúm và phế cầu đều có tác dụng kích thích tạo kháng thể, tăng khả năng miễn dịch tuy nhiên 2 vắc-xin này lại phòng 2 loại bệnh khác nhau: 1 loại do virus cúm, 1 loại do vi khuẩn phế cầu. Vì thế, bạn cần tiêm ngừa cả 2 loại, trong đó vắc-xin cúm được nhắc lại hàng năm. 

Bài viết trên đã tổng hợp các thông tin về vắc-xin phế cầu 13, cơ chế hoạt động và các câu hỏi liên quan đến việc tiêm chủng phòng ngừa bệnh do phế cầu khuẩn. Dautramtienong.com hy vọng những chia sẻ này hữu ích với bạn trong việc chăm sóc bé yêu nhà mình. 

Xem thêm:

Trẻ 3 tháng bị ho nên chăm sóc ra sao? Cách chữa ho hiệu quả

Tổng hợp các cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón

Đánh giá
qik hair viêm khớp gối