Trẻ sơ sinh đi phân lỏng có nguy hiểm không? Cách giúp mẹ nhận biết

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng là điều vô cùng bình thường, đặc biệt là khi trẻ đang trong giai đoạn bú sữa mẹ. Chỉ khi trẻ đi ngoài quá nhiều trong ngày và lượng phân lỏng nhiều hơn thì đây có thể là biểu hiện của bệnh tiêu chảy. Cùng tìm hiểu cách nhận biết trẻ đi ngoài bình thường và bị tiêu chảy ngay sau đây.

Tre so sinh di phan long

1. Bao lâu con sẽ đi ngoài một lần?

Các chuyên gia cho rằng, không có quy định nào về việc bé thải ra bao nhiêu mỗi ngày mà chỉ có thể ước lượng dựa vào việc bé bú sữa mẹ hay sữa công thức.

Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn và không ăn những thức ăn dạng đặc có thể đi tiêu khoảng 4 lần/ngày hoặc mỗi 6 – 7 ngày/lần. Khoảng thời gian này không có gì bất thường miễn là bé đi phân mềm và vẫn tăng cân đều. Trong khi đó, trẻ uống sữa công thức sẽ đi ngoài trung bình 1 lần/ngày để cảm thấy thoải mái và tránh trường hợp bị táo bón.

Nhiều bé dễ khóc và căng thẳng khi đi tiêu, tuy nhiên, đây là hiện tượng bình thường nên bạn đừng quá lo lắng. Trường hợp phân trẻ sơ sinh cứng, khó tiêu thì có thể bé bị táo bón, bạn nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị.

2. Phân trẻ như thế nào là bình thường?

Trong khoảng 2 ngày đầu sau khi chào đời, bé sẽ thải phân su. Đây là hỗn hợp gồm dịch màng ối, chất nhầy và tất cả những gì bé hấp thụ suốt thời gian nằm trong bụng mẹ. Phân su có màu xanh lá cây hoặc màu đen và thường kết dính. Trạng thái này cho thấy ruột bé đang hoạt động bình thường.

Tre so sinh di phan long

2.1. Phân trẻ sơ sinh khi được bú sữa mẹ

Sữa non của mẹ có cơ chế hoạt động như thuốc nhuận tràng, giúp đào thải phân su ra khỏi hệ tiêu hóa của bé. Khi được bú sữa mẹ khoảng 3 ngày, phân trẻ sơ sinh sẽ dần thay đổi và có đặc điểm sau:

  • Màu sáng hơn, thay đổi sang màu vàng tươi
  • Phân dạng lỏng, một số trường hợp có thể đi phân hơi sần, vón cục.

Trong những tuần đầu, bé có thể đi tiêu trong hoặc sau khi được cho bú sữa mẹ, trung bình khoảng 4 – 6 lần/ngày. Tần suất này có thể giảm khi hệ tiêu hóa đã quen dần với các hoạt động. Thêm vào đó, bạn cũng sẽ bắt đầu xác định, nhận biết được thời điểm trẻ muốn đi tiêu. Thói quen của trẻ sẽ thay đổi nếu:

  • Bé được cho ăn thức ăn dạng đặc
  • Bé cảm thấy không khỏe
  • Bé bắt đầu ăn ít hơn

2.2. Phân trẻ sơ sinh khi bú sữa công thức

Phân của trẻ khi được cho bú sữa công thức sẽ khác so với phân khi bú sữa mẹ. Qua đó, có thể nhận thấy ở một vài đặc điểm như:

  • Kết cấu phân lớn hơn vì dạ dày bé chưa thể tiêu hóa được hết sữa công thức như sữa mẹ
  • Có màu vàng nhạt hoặc vàng nâu
  • Mùi nồng hơn
  • Trẻ dễ bị táo bón hơn

Nếu muốn tập cho con bú sữa công thức thay sữa mẹ, bạn nên chuyển đổi từ từ để bé làm quen. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé thích nghi dần với sữa công thúc, tránh bị táo bón, cũng như giúp mẹ giảm nguy cơ bị đau ngực, sưng và viêm vú hiệu quả. Khi bé đã quen với việc bú sữa công thức thì mẹ có thể tạo cho con thói quen đi tiêu mới.

2.3. Phân trẻ khi dùng thức ăn dạng đặc

Khi trẻ bắt đầu ăn các loại thức ăn dạng đặc, phân của bé cũng từ đó mà sẽ thay đổi rõ rệt, đa số là phụ thuộc vào những đồ ăn mà bé hấp thụ. Nếu bạn cho trẻ ăn cà rốt thì khi đi ngoài sẽ có phân màu cam sáng.

Ngoài ra, những món ăn như nho khô, các loại đậu nguyên hạt đều đi được thẳng qua ruột và sẽ ra ngoài nguyên vẹn trong phân. Đó là do hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non nên chưa thể xử lý những loại thực phẩm giàu chất xơ. Ngoài ra, nếu bé được cho ăn nhiều loại thức ăn thì phân bé cũng dày, sẫm màu và nhiều mùi hơn.

3. Phân của trẻ như thế nào là bất thường?

Tre so sinh di phan long

Ỉa ra máu ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

3.1. Trẻ đi phân lỏng do tiêu chảy

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng là điều bình thường, vì vậy mà rất khó để có thể nhận biết trẻ có bị tiêu chảy hay không. Do đó, tốt nhất là bạn nên thường xuyên theo dõi số lần đi ngoài mỗi ngày của bé và chú ý những dấu hiệu cảnh báo trẻ sơ sinh bị tiêu chảy như:

  • Số lần trẻ sơ sinh đi phân lỏng trong ngày nhiều hơn bình thường, lượng phân lỏng cũng nhiều hơn và có khi còn tràn ra khỏi tã
  • Phân của trẻ có chất nhầy pha với máu hoặc có mùi hôi, tanh. Đây thường là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị tiêu chảy
  • Một số dấu hiệu tiêu chảy khác như sốt, bỏ bú hoặc bú kém

Bên cạnh đó, tình trạng mất nước là hậu quả nghiêm trọng gây ra bệnh tiêu chảy. Vì vậy, các mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu mất nước có thể xảy ra ở trẻ để đưa bé đi khám kịp thời. Các triệu chứng mất nước ở trẻ bao gồm:

  • Trẻ đi tiểu ít hơn bình thường và nước tiểu thường có màu vàng đậm. Trường hợp mất nước nặng có thể khiến trẻ không đi tiểu trong vòng 6 giờ
  • Trẻ bị khô môi và khô bên trong miệng
  • Trẻ bị khô mắt, khóc ít chảy nước mắt hơn hoặc hầu như không có nước mắt
  • Da trở nên khô, sần sùi và không có khả năng đàn hồi. Bạn có thể kiểm tra bằng cách ấn nhẹ vào người bé rồi thả ra để xem vùng da đó có trở lại bình thường hay không
  • Quan sát vùng thóp trên đỉnh đầu của trẻ vì nếu bị mất nước thì vùng này có hiện tượng thóp trũng
  • Một số dấu hiệu mất nước khác như trẻ bị lờ đờ, cáu gắt, mệt mỏi, mạch đập nhanh,…

3.2. Trẻ bị táo bón

Bé khi bị táo bón sẽ có hiện tượng đỏ mặt căng thẳng và cố hết sức để rặn. Thật ra, đây là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ với biểu hiện như:

  • Gặp khó khăn khi đi tiêu
  • Phân ra nhỏ, khô hoặc đôi lúc lại lớn và cứng hơn so với bình thường
  • Bụng bé luôn bị căng
  • Xuất hiện máu ở trong phân, có thể do hậu môn chảy máu khi bé cố gắng rặn để thải phân ra ngoài

Trẻ sơ sinh khi bú sữa mẹ thường ít bị táo bón hơn so với khi bú sữa ngoài. Vì sữa mẹ có chứa chất dinh dưỡng thích hợp để giữ cho phân được mềm, giúp con dễ dàng đi tiêu hơn.

Nếu bé bú ngoài và uống sữa công thức quá nhiều thì rất dễ gây ra táo bón, vì thế, nên đọc kỹ hướng dẫn cách pha với lượng nước phù hợp trước khi pha sữa cho con. Bạn cũng cần chú ý nhiệt độ nước pha để sữa bột hòa tan hoàn toàn trong bình. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây ra táo bón ở trẻ như:

  • Sốt
  • Mất nước
  • Lượng chất lỏng con hấp thụ hàng ngày bị thay đổi
  • Thực đơn của bé được thay đổi
  • Uống một số loại thuốc điều trị nhất định

Đôi khi, trẻ bị táo bón vì nhịn đi ngoài do sợ đau. Khi bị táo bón, vùng da quanh hậu môn của con rất dễ bị tổn thương, nứt và gây đau, từ đó khiến bé sợ mỗi lần đi tiêu. Khi con cố gắng không thải phân ra ngoài sẽ khiến tình trạng táo bón trở nên tệ hơn. Cuối cùng, bé càng cảm thấy đau đớn hơn khi đi vệ sinh.

Để làm dịu tình trạng này, bạn có thể bổ sung thêm nhiều nước cho con, dùng các thực phẩm giàu chất xơ, thường xuyên massage bụng hoặc tập thể dục với tư thế nằm co 2 chân như đạp xe đạp.

Khi thấy tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, bạn nên đưa con đến tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để khám, đặc biệt là nếu thấy máu trong phân để được điều trị kịp thời.

3.3. Trẻ đi ngoài phân sống

Phân sống là hiện tượng thức ăn chưa được cơ thể tiêu hóa hết và lẫn vào phân để ra ngoài. Bé đi phân sống là tình trạng hiếm gặp vì nguồn thức ăn dinh dưỡng chính của bé là sữa, tuy nhiên, đối với trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm thì sẽ có trường hợp này.

Mặc dù khiến nhiều cha mẹ lo lắng nhưng việc trẻ đi ngoài phân sống không có gì nguy hiểm, bởi vì trong giai đoạn tập ăn dặm và mới biết đi, trẻ có thể đi ngoài nhiều lần trong khi thức ăn ở trong ruột già chưa kịp tiêu hóa hết. Từ đó dẫn đến hiện tượng bé đi phân sống. Sau một thời gian, khi bé biết ngồi bô và ít đi ngoài hơn thì hệ tiêu hóa sẽ có đủ thời gian tiêu hóa hết thức ăn, giúp trẻ đi ngoài như bình thường.

Tre so sinh di phan long

Cách tắm dầu tràm cho bé sơ sinh an toàn, hiệu quả nhất

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, tình trạng trẻ đi ngoài phân sống cũng là dấu hiệu cho biết hệ tiêu hóa của con đang có vấn đề, trong đó có hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome – IBS), dị ứng, nhiễm khuẩn, bệnh celiac, không dung nạp thức ăn là những nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân sống.

Những căn bệnh này khiến hệ tiêu hóa trở nên yếu ớt hơn và không thể tiêu hóa hết thức ăn trong cơ thể. Do đó, nếu nhận thấy con có biểu hiện lờ đờ, hay đau bụng, đi ngoài phân sống, chậm phát triển, khó tăng cân thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

3.4. Trẻ đi ngoài phân màu xanh khi uống sữa công thức

Phân trẻ sơ sinh có màu xanh là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đang hấp thụ quá nhiều đường lactose (một loại đường tự nhiên có sẵn trong sữa). Điều này có thể xảy ra nếu bé được cho bú sữa mẹ thường xuyên nhưng lại bú sữa đầu thay vì sữa cuối. Để xử lý tình trạng này, bạn hãy cho bé bú hết sữa ở một bên trước khi chuyển sang bên còn lại.

Ngoài ra, trẻ uống sữa công thức đi ngoài ra màu xanh còn do:

  • Một số loại sữa công thức khiến phân bé chuyển sang màu xanh
  • Tác dụng phụ của thuốc đang sử dụng (thuốc bổ sung sắt sẽ làm cho phân bé có màu)
  • Thời gian biểu cho bé ăn mỗi ngày
  • Bé bị nhạy cảm với thức ăn
  • Dạ dày của bé có vấn đề

Qua đó, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra của bé nếu tình trạng đi ngoài phân xanh không thuyên giảm trong vòng 24 giờ.

3.5. Phân trẻ sơ sinh màu rất nhạt

Trẻ đi ngoài ra phân nhạt màu có thể là biểu hiện của chứng vàng da, hiện tượng này thường rất phổ biến ở bé trong giai đoạn mới sinh. Bệnh vàng da sẽ khiến da và tròng trắng mắt của bé chuyển sang màu vàng và thường sẽ tự động biến mất sau vài tuần. Tuy nhiên, nếu không thấy bệnh có dấu hiệu được cải thiện, bạn nên đưa con đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

Nếu phân của trẻ sơ sinh có màu phấn trắng nhạt, bạn nên thông báo cho bác sĩ dù tình trạng này có đi kèm với chứng vàng da hay không. Vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy gan của trẻ đang có vấn đề. Đối với bé lớn hơn, việc uống quá nhiều sữa hoặc bị nhiễm trùng cũng gây nên tình trạng đi ngoài ra phân nhạt màu.

3.6. Trẻ sơ sinh đi ngoài có máu trong phân

Trong trường hợp bé bị táo bón, phân của trẻ sẽ có máu. Nguyên nhân là do các mạch máu li ti ở vùng hậu môn bị nứt ra khi trẻ đang cố gắng rặn cho phân thải ra ngoài.

Bên cạnh đó, đi ngoài có máu trong phân có thể là biểu hiện của tình trạng ruột bé đang bị kích thích, nhiễm trùng hoặc bị dị ứng. Để chắc chắn hơn thì bạn nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa nhi để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

4. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy tại nhà

Tre so sinh di phan long

Nếu bé chỉ có dấu hiệu sốt nhẹ và không có dấu hiệu bị mất nước do tiêu chảy thì bạn vẫn có thể chăm sóc con mình tại nhà theo những cách sau:

Bổ sung đầy đủ chất lỏng cho trẻ: Khi trẻ sơ sinh đi phân lỏng do tiêu chảy, mẹ cần đảm bảo bé được bú sữa mẹ liên tục nhằm giúp trẻ bổ sung đủ lượng nước cần thiết.

Thay tã thường xuyên cho bé: Trẻ đi ngoài ra phân lỏng nhiều lần sẽ khiến bé dễ khó chịu, do đó, mẹ cần chú ý thay tã thường xuyên để mông trẻ được khô ráo và ngăn ngừa tình trạng hăm tã.

Mẹ cho con bú cần tránh nạp các thực phẩm như sữa bò, thức ăn cay nóng dầu mỡ, nước hoa quả, đồ uống giải khát…

Hỏi thêm ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng thuốc hoặc bổ sung nước điện giải cho bé.

Ngoài ra, bạn nên đưa trẻ nhập viện để điều trị nếu bé có 1 trong những biểu hiện sau:

  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng bị tiêu chảy
  • Trẻ sốt cao >38°C
  • Trẻ nôn và bỏ bú
  • Trẻ có dấu hiệu bị mất nước nghiêm trọng

Tóm lại, trẻ sơ sinh đi phân lỏng là điều bình thường và thường thì kết cấu phân của bé sẽ thay đổi theo thời gian. Ngoài ra, các mẹ cần đảm bảo cho bé bú sữa thường xuyên để giúp con giữ nước, tránh mất nước và nhanh khỏe hơn. Dautramtienong.com hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn, giúp việc nuôi con trở nên thuận lợi hơn.

Xem thêm:

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ ăn búp ổi có hết hay không?

Hướng dẫn cách dùng dầu tràm cho bé sơ sinh an toàn, hiệu quả

Đánh giá
qik hair viêm khớp gối