Vỗ ợ hơi sau bú là điều cần thiết để giúp bé bú được nhiều hơn, tiêu hóa tốt và ngủ ngon hơn, tuy nhiên có không ít lần trẻ ngủ ngay khi bú. Vậy trường hợp này có nên vỗ ợ hơi cho bé không? Cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ như thế nào là đúng nhất? Hãy cùng Dầu tràm Tiên Ông tìm hiểu cách vỗ ợ hơi cho bé qua bài viết dưới đây.
I. Tại sao cần vỗ ợ hơi cho bé?
Khi mới chào đời, các chức năng tiêu hóa của bé còn chưa hoàn thiện, cơ chế lưu thông không khí còn kém, do đó khi ăn, khóc hay thậm chí đơn giản là thở thì bé thường nuốt phải hơi và cần sự trợ giúp của bố mẹ để đẩy lượng hơi thừa này ra ngoài. Vì vậy, các mẹ bỉm nên học cách vỗ ợ hơi để giúp bé tiêu hóa tốt hơn.
II. Các dấu hiệu để nhận biết trẻ bị đầy hơi là gì?
1. Con khó chịu khi ngủ
Một số mẹ bỉm thường cho con bú đêm ở tư thế nằm và bé thường ngủ ngay sau đó dẫn đến việc con quấy khóc do bị đầy hơi, khó chịu,… Điều này làm bạn và bé đều mệt mỏi vì không ngon giấc.
2. Con biếng ăn hoặc bỏ ăn
Khi bụng trẻ căng trướng và đầy bong bóng hơi thì có thể trẻ sẽ không thể cảm nhận được cơn đói nữa dẫn đến bé biếng ăn hoặc bỏ ăn. Nếu không tinh ý phát hiện, mẹ sẽ nghĩ rằng con khóc do chưa đủ no và ép bé bú, điều này sẽ làm tăng cảm giác khó chịu cho con, có thể gây trớ vòi rồng.
Một số dấu hiệu khi trẻ đầy hơi là khi đang ăn sẽ ưỡn cong người, khóc thét trong khi ăn hoặc sau khi ăn 15 – 30 phút.
III. Các cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ cực đơn giản tại nhà
1. Vỗ ợ hơi bằng cách bế vác
Đầu tiên, bạn cần một chiếc khăn sạch lên vai, bế vác bé và để đầu bé dựa vào vai mình. Sau đó, bạn dùng một tay bế, một tay xoa lưng bé theo hình tròn hoặc khum bàn tay lại vỗ lưng bé theo hướng từ dưới lên để bé có thể ợ hơi.
2. Vỗ ợ hơi với tư thế úp mặt vào đùi mẹ
Mẹ cần đặt bé ngồi dựa vào người mẹ, đầu bé tựa vào vai. Sau đó, một tay mẹ giữ đầu và ngực bé, một tay mẹ xoa lưng bé theo hình tròn hoặc khum bàn tay lại vỗ nhẹ từ dưới lên để bé đẩy hơi ra ngoài.
3. Tư thế xoay hông
Cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ ở tư thế xoay hông sẽ rất hiệu quả nếu mẹ thích cho bé bú nằm. Cách này có thể giúp bé tiếp tục ngủ ngon giấc vì mẹ không cần ngồi dậy và bé không bắt buộc phải ở tư thế thẳng đứng.
Đầu tiên, mẹ nhẹ nhàng đặt bụng của bé xuống ngang hông hoặc bụng của mình, đảm bảo rằng đầu của bé vẫn ở trên cao so với cơ thể bé. Sau đó, mẹ vỗ lưng bé, nhất là phần giữa hai bả vai hoặc xoa lưng bé theo chuyển động tròn hướng lên để giúp bé dễ dàng đẩy hơi thoát ra ngoài.
4. Giữ cánh tay
Với cách này, mẹ hãy đặt một cánh tay dưới lưng trẻ để trẻ tựa vào cánh tay của bạn. Sau đó, cẩn thận xoay người để bé nằm úp bụng trên cẳng tay của bạn ở phần khuỷu tay và đặt tay giữa hai chân để giữ bé. Trong khi đó, tay còn lại của bạn xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng trên của bé. Sau khi hoàn thành, bạn nhẹ nhàng lăn trẻ về phía bạn và cho bé ngửa mặt lên để tiếp tục bú hoặc đi ngủ.
Hướng dẫn cách dùng dầu tràm cho bé sơ sinh an toàn, hiệu quả
IV. Làm sao để biết trẻ sơ sinh đã ợ hơi?
Khi bé ợ hơi sẽ phát ra tiếng ợ hoặc bé sẽ ngừng khóc, trở nên vui vẻ, dễ chịu hơn và muốn bú sữa tiếp. Trong quá trình vỗ lưng, bé có thể trớ ra một ít sữa, đây là hiện tượng bình thường nên mẹ không phải lo lắng. Tuy nhiên, bạn nên dùng chiếc khăn sạch lót sẵn trên vai hoặc đùi trước khi vỗ ợ hơi sẽ giúp quần áo không bị bẩn khi bé trớ sữa.
V. Khi bé ngủ có vỗ ợ hơi được không?
Cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ thường khó thực hiện hơn vì nếu bạn vỗ không khéo sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Tuy nhiên, mẹ có thể thực hiện vỗ ợ hơi cho bé khoảng vài phút trước khi cho bé ngủ trở lại. Nếu không bé sẽ dễ thức giấc giữa đêm vì đói hoặc không được thoải mái vì cảm giác đầy bụng khó chịu.
Việc vỗ ợ hơi sau bú sẽ giúp bé loại bỏ lớp khí đang bị mắc kẹt ở dạ dày và bé sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Vỗ ợ hơi không chỉ làm giảm bớt hiện tượng nôn trớ sau khi bú mà còn giúp bé bú được nhiều sữa hơn, ngủ lâu và ngủ hơn.
Top 10+ lợi ích dầu tràm cho bé và cách sử dụng an toàn
VI. Vỗ ợ hơi bao lâu thì hiệu quả
Phương pháp vỗ ợ hơi sẽ đạt hiệu quả sau khoảng 20 phút, nếu mẹ thực hiện vỗ ợ đúng tư thế, khi vỗ kết hợp với xoa. Trường hợp, khi bé gồng người lên và khóc thì mẹ nên vỗ lưng kèm xoa tiếp vì lúc ấy hơi đang thoát lên.
VII. Vỗ ợ hơi nhưng bé không ợ nguyên nhân vì sao?
Nếu bé vẫn không ợ sau khi đã được mẹ vỗ ợ hơi thì có thể là bé không cần mẹ vỗ ợ hơi nữa. Nhưng khi bạn thấy bé có vẻ không thoải mái thì bạn hãy tiếp tục cố gắng thử một số động tác vỗ lưng hoặc thay đổi tư thế vỗ để bé ợ hơi dễ dàng hơn.
Một số trường hợp, mẹ đã vỗ rất lâu nhưng không nghe tiếng con ợ, có thể là do bong bóng hơi đã được thoát ra ngoài trong quá trình vỗ lưng quá nhỏ nên không thể phát ra tiếng ợ to hoặc cũng có thể do mẹ bỉm vỗ sai kỹ thuật từ cách bế, cách khum tay và lực vỗ.
Cách sử dụng dầu tràm trị ho cho bé giúp bé mau khỏe mạnh
VIII. Những lưu ý khi áp dụng vỗ ợ hơi cho bé đang ngủ
- Khi bú xong bé thường dễ buồn ngủ và có thể nuốt nhiều không khí. Vì vậy, mẹ bỉm có thể thử cho bé ợ hơi trước khi chuyển ti hoặc khi bé vừa bú được nửa bình.
- Nếu bé không ợ hơi sau 5 phút, bạn hãy nhẹ nhàng cho bé nằm ngửa. Sau vài phút, bạn hãy cẩn thận bế trẻ lên và vỗ ợ hơi lại cho bé thêm lần nữa. Đôi khi, bạn để bé nằm xuống sẽ giúp các bọt khí trong cơ thể di chuyển và giải phóng ra ngoài dễ dàng hơn.
- Bạn nên giữ trẻ thẳng đứng sau bú và sử dụng khăn quấn hoặc địu để bé ngủ ở tư thế bán thẳng đứng, cho phép bong bóng khí thoát ra ngoài.
- Bạn không cần quá căng thẳng nếu bé không ợ hơi vì có thể do bé không có khí để thoát ra ngoài
- Bạn nên bổ sung men vi sinh cho bé để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, bảo vệ lợi khuẩn và nâng cao sức đề kháng cho bé.
IX. Khi nào nên ngừng vỗ ợ hơi cho trẻ?
Trẻ sơ sinh từ 4 – 6 tháng có cơ cổ và dạ dày khỏe mạnh hơn giúp bé không nuốt nhiều không khí. Tuy nhiên, nếu bé vẫn còn xảy ra tình trạng quấy khóc và khó thở, bạn hãy tiếp tục vỗ ợ hơi và sử dụng các phương pháp giảm khí dư khác hoặc đến gặp bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ cụ thể hơn.
Vỗ ợ hơi đúng cách có ý nghĩa quan trọng với bữa ăn và giấc ngủ của bé, đây là một trong những kỹ năng quan trọng để chăm sóc con mà ba mẹ cần phải biết. Dautramtienong.com hy vọng với những chia sẻ về cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ vừa rồi sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích để chăm sóc bé tốt nhất.
Xem thêm:
Những loại dầu tràm cho bà bầu nào tốt nhất hiện nay?