Những loại dầu tràm cho bà bầu nào tốt nhất hiện nay?

Tổng hợp các loại dầu tràm cho bà bầu an toàn, tốt nhất hiện nay. Cần lưu ý gì khi sử dụng dầu tràm cho bà bầu?

Tinh dầu tràm được nhiều mẹ yêu thích bởi có tác dụng phòng và đuổi muỗi, ngăn ngừa bệnh về đường hô hấp, giúp sát trùng vết thương,…Vậy, tinh dầu tràm có dùng được cho bà bầu hay không? Các loại dầu tràm cho bà bầu nào được ưa chuộng hiện nay? Cần lưu ý những gì khi sử dụng tinh dầu tràm? Cùng Dầu tràm Tiên Ông tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Cac loai dau tram cho ba bau tot nhat hien nay

Bà bầu có dùng dầu tràm được không?

I. Phụ nữ mang thai có dùng được dầu tràm hay không?

Tinh dầu tràm thực chất đã có mặt từ 5000 năm trước, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì tinh thần sảng khoái với hương thơm đặc trưng, nhẹ nhàng, tạo cảm giác dễ chịu và loại bỏ được những tiêu cực, thay vào đó là những cảm xúc tích cực.

Ngoài ra, tinh dầu tràm còn góp phần mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe bởi tính ấm chống cảm lạnh, xua đuổi muỗi, long đờm, chống viêm và chống virus,… Vì thế, các chuyên gia khuyên phụ nữ có thai nên sử dụng tinh dầu tràm, bởi chúng không hề gây hại cho mẹ và thai nhi mà ngược lại còn giúp cải thiện sức khỏe, nhu cầu tâm lý đáng kể.

II. Top 7 tác dụng của tinh dầu tràm cho bà bầu

Cac loai dau tram cho ba bau tot nhat hien nay

Cách sử dụng dầu tràm trị ho cho bé giúp bé mau khỏe mạnh

1. Liệu pháp tốt cho tinh thần của mẹ bầu

Các chuyên gia khuyến cáo việc sử dụng tinh dầu tràm giúp mẹ mang thai ngủ ngon hơn, thư giãn và giảm stress. Dầu tràm mang đến hương thơm dịu nhẹ từ thiên nhiên, tác động trực tiếp đến khứu giác giúp phụ nữ mang thai cảm nhận tốt hơn và đem đến cảm xúc tích cực.

2. Giúp đường hô hấp của phụ nữ mang thai khỏe mạnh

Dầu tràm dùng để phòng và chống bệnh cực tốt nhất là viêm phế quản, sổ mũi, ho, viêm họng,… vô cùng hiệu quả, duy trì sự khỏe mạnh hệ tiêu hóa của mẹ, giảm tình trạng đau đầu giúp mẹ bầu tích cực, suy nghĩ thoáng và cởi mở hơn.

3. Ngăn ngừa muỗi đến gần mẹ bầu

Muỗi mang đến nhiều mầm bệnh nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết,… không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn dẫn đến dị tật ở thai nhi. Hương thơm của dầu tràm sẽ giúp hệ thần kinh của muỗi tê liệt, không còn khả năng nhận biết con mồi. 

4. Giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu khỏe mạnh 

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tinh dầu tràm có tác dụng trị giun, đặc biệt là giun đũa và xua đi nỗi lo táo bón, chướng bụng, đầy hơi,… của mẹ bầu, giúp hệ tiêu hóa của mẹ khỏe mạnh hơn. 

5. Giúp giữ ấm cơ thể của mẹ bầu

Trong giai đoạn mang thai, cơ thể người mẹ rất yếu, dễ cảm lạnh khi thời tiết thay đổi thất thường. Tinh dầu tràm với tính ấm sẽ giúp cơ thể ấm dần lên, tránh cảm lạnh.

6. Giúp tăng lưu thông huyết mạch sau khi đẻ

Phụ nữ sau khi sinh rất dễ bị suy giãn tĩnh mạch, bởi khi mang thai, nội tiết tố tiết ra làm mềm và giãn nở tất cả các cơ qua trong đó có tĩnh mạch chân. Cộng với việc phôi thai lớn lên, làm cản trở sự lưu thông máu của các tĩnh mạch ở chân gây ra tình trạng sưng phù do dịch thẩm thấu từ lòng mạch ra các mô xung quanh. 

Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch vô cùng nguy hiểm. Trong trường hợp này, bạn có thể thoa tinh dầu tràm lên vùng có biểu hiện giãn tĩnh mạch sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

Cac loai dau tram cho ba bau tot nhat hien nay

Giá dầu tràm Huế mới nhất hiện nay

7. Trị phong thấp, đau dây thần kinh, đau nhức mỏi các khớp

Trong quá trình thai nhi phát triển, cơ thể người mẹ phải tập trung chất dinh dưỡng cho em bé nên sau sinh phụ nữ thường bị thiếu vitamin D và canxi, dẫn đến tình trạng đau lưng, đau nhức xương khớp hay đau đầu gối,… 

Hơn nữa, khi mang thai, nồng độ estrogen tăng đột biến làm cản trở hoạt động của vùng khớp gây tắc nghẽn. Theo các chuyên gia, việc thoa tinh dầu tràm lên vị trí đau, nhức mỏi sẽ cải thiện tình trạng này, giúp giảm đau hiệu quả.

III. Các loại tinh dầu phụ nữ mang thai nên sử dụng

Cac loai dau tram cho ba bau tot nhat hien nay

Bà bầu có dùng được dầu tràm không?

– Tinh dầu bưởi: giúp mẹ bầu thư giãn tinh thần, mùi hương giúp tập trung, tỉnh táo và xóa tan đi mệt mỏi, chóng mặt hay buồn nôn

– Tinh dầu cam ngọt: giúp tăng cảm xúc tích cực, yêu đời, vui vẻ và bình tĩnh trước mọi vấn đề, đặc biệt phòng tránh cảm cúm, nghẹt mũi.

– Tinh dầu oải hương: giúp mẹ trở về trạng thái cân bằng và thanh thản, xua tan đi âu lo, mang lại tinh thần thoải mái, đặc biệt, làm giảm các cơn đau trong quá trình mang thai, giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn. Sau sinh chỉ cần thoa tinh dầu oải hương sẽ làm mờ đi các vết rạn trên da, chống khô da hiệu quả.

– Tinh dầu Ngọc Lan Tây: mang hương thơm nhẹ nhàng, giúp đầu óc thư thái, giảm stress lo lắng khi mang thai.

– Tinh dầu chanh sả: có mùi thơm dễ chịu, giúp ngủ ngon và đuổi muỗi hiệu quả.

– Tinh dầu Phong Lữ: giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, áp lực, tránh trầm cảm sau sinh.

IV. Các loại tinh dầu phụ nữ mang thai không nên sử dụng

– Tinh dầu hương thảo: sử dụng cho mẹ bầu khiến tăng huyết áp đột ngột, gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe mẹ và bé.

– Tinh dầu húng quế: tinh dầu này được nhiều gia đình chọn để xông phòng, diệt vi khuẩn. Nhưng lại khiến tế bào thai nhi phát triển bất thường gây dị dạng.

– Tinh dầu xạ hương: gây mẫn cảm và tăng co bóp tử cung trong cơ thể mẹ gây cảm giác đau và khó chịu

– Tinh dầu nhục đậu khấu: Khiến mẹ bầu tăng tình trạng ảo giác và chóng mặt.

– Tinh dầu đinh hương: hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy tinh dầu đinh hương gây hại cho mẹ bầu, tuy nhiên chúng có khả năng gây ra tình trạng máu khó đông ở mức độ nhẹ gây nguy hiểm trong quá trình sinh nở.

Ngoài ra, còn một số tinh dầu mà mẹ bầu không nên sử dụng như: Tinh dầu xô thơm, tinh dầu hoa chuông, tinh dầu ngải cứu, tinh dầu đỗ tùng,…

V. Các cách dùng dầu tràm cho bà bầu đơn giản và hiệu quả nhất

Cách 1: Xông tinh dầu tràm

Nhỏ một lượng tinh dầu tràm vừa đủ vào dụng cụ xông tinh dầu tràm sẽ giúp hương tinh dầu tràm lan tỏa khắp mọi không gian trong phòng. Đây là cách được nhiều người lựa chọn bởi sự tiện lợi và lưu giữ hương thơm lâu. Tiến hành xông khoảng 10 – 15 phút có thể giúp đầu óc của bạn thư giãn hơn.

Cách 2: Thoa tinh dầu tràm lên cơ thể

Mẹ bầu có thể dùng tinh dầu tràm để thoa lên các vị trí dễ nhiễm lạnh như lòng bàn chân, bàn tay, mang tai và cổ để giữ ấm cơ thể. 

Đặc biệt khi trời mùa đông, hay thời tiết giao mùa, hãy thoa dầu vào mang tai hoặc cổ để phòng gió độc xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, nếu mẹ bầu mệt mỏi, đau nhức ở tay, chân, vai,… hãy lấy một lượng nhỏ dầu tràm xoa nhẹ nhàng lên vùng đau giúp giảm đau hiệu quả.

Cac loai dau tram cho ba bau tot nhat hien nay

Trẻ 3 tháng bị ho nên chăm sóc ra sao? Cách chữa ho hiệu quả

Cách 3: Tắm bằng tinh dầu tràm

Dùng tinh dầu tràm pha với nước ấm để tắm không chỉ tốt cho trẻ sơ sinh mà còn vô cùng hiệu quả cho mẹ bầu. Không chỉ giúp cơ thể mẹ thoải mái, dễ chịu mà còn làm các bệnh ngoài da cải thiện hơn. Ngâm mình trong bồn nước tắm và hít thở hương thơm tinh dầu tràm bay lên giúp mẹ bầu cải thiện tinh thần.

VI. Một số lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm trong giai đoạn mang thai

Cac loai dau tram cho ba bau tot nhat hien nay

Bà bầu có nên dùng tinh dầu tràm?

Dầu tràm Tiên Ông của Dautramtienong.com có thể giữ ấm cơ thể, giúp phòng ngừa và điều trị cảm cúm. Các mẹ bỉm có thể thoa dầu hai bên thái dương, sau gáy, xương ức, xương sống,… Hoặc pha dầu vào nước ấm để tắm là cách phòng ngừa cảm cúm an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, để sử dụng tinh dầu tràm một cách an toàn và hiệu quả nhất thì bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Nên lựa chọn những loại tinh dầu an toàn cho phụ nữ mang thai, đảm bảo thành phần thiên nhiên và nguyên chất.
  • Không nên uống bất kỳ loại tinh dầu nào khi mang thai
  • Giai đoạn thai nghén và mang thai mẹ bầu nên sử dụng tinh dầu với liều lượng phân nửa so với người bình thường và nên pha loãng với nước ấm trước khi sử dụng.
  • Không nên bôi tinh dầu tràm lên các vết thương hở và các vùng nhạy cảm như mắt, miệng, âm đạo, cổ họng,…
  • Không sử dụng quá nhiều loại tinh dầu trong quá trình mang thai
  • Thời gian xông chỉ nên kéo dài từ 15 – 20 phút để cảm thấy thư giãn, thoải mái, không nên xông quá lâu.
  • Nên lựa chọn tinh dầu phù hợp với cơ địa của bản thân, đặc biệt đối với những người bị hen, kích ứng với mùi hương, huyết áp cao hoặc đái tháo đường nên nghe theo tư vấn của bác sĩ
  • Nếu như không may bị bỏng do tinh dầu nguyên chất gây ra, cần nhanh chóng dùng các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật như dầu oliu, dầu dừa,.. để xoa lên vết thương để hòa tan phần tinh dầu đó.

Trên đây là những chia sẻ của Dautramtienong.com về dầu tràm cho bà bầu và các cách sử dụng dầu tràm tốt nhất mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích để mẹ bầu luôn khỏe mạnh và có tinh thần thoải mái.

Xem thêm:

Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt: Nguyên nhân & cách điều trị

Hướng dẫn cách dùng dầu tràm cho bé sơ sinh an toàn, hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)
qik hair viêm khớp gối