Cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu cực đơn giản, không cần dùng thuốc

Mẹ bầu bị ngứa cổ trong thời kỳ mang thai là hiện tượng thường gặp. Việc tìm hiểu nguyên nhân và những cách trị ho vừa hiệu quả vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé là điều được quan tâm nhiều nhất. Bài viết sau của Dầu tràm Tiên Ông sẽ gợi ý các cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu hiệu quả an toàn.

Cach tri ho ngua co cho ba bau

I. Lý do mẹ bầu bị ho ngứa cổ

Mẹ bầu thường có hiện tượng ho ngứa cổ ở tháng thứ 3 hoặc thứ 4 của thai kỳ. Lúc này, mẹ bầu sẽ ho nhiều, ngứa rát cổ họng, tiếng ho ban đầu nhẹ rồi nặng dần. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng ho ngứa cổ này:

1. Thay đổi nội tiết tố

Trong quá trình mang thai, nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu thay đổi làm suy giảm hệ miễn dịch. Lúc này, mẹ bầu sẽ dễ bị lây các bệnh truyền nhiễm, nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột, mưa rét kéo dài.

2. Do sự phát triển của thai nhi

Khi thai nhi càng lớn, tử cung phình to sẽ gây áp lực lên khoang bụng. Điều này làm cho dịch dạ dày trào ngược lên hệ hô hấp, khiến bà bầu bị ho, ngứa rát cổ họng. 

3. Tăng tiết màng nhầy

Tăng tiết màng nhầy là nguyên nhân gây nên tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi dẫn đến ho ở bà bầu. 

Cach tri ho ngua co cho ba bau

II. Các ảnh hưởng khi mẹ bầu bị ho ngứa cổ 

Khi mẹ bầu ho sẽ cảm nhận được bụng di chuyển lên xuống. Tuy nhiên điều này sẽ không ảnh hưởng đến thể chất của thai nhi. Bởi vì nước ối trong bụng đảm nhiệm vai trò như một lớp đệm chống sốc giúp thai nhi ít bị tác động mạnh bởi những cơn ho của mẹ bầu. Nếu ho lâu và cảm thấy căng cơ bụng, mẹ bầu có thể dùng tay đỡ vùng bụng để tránh bị rung lắc quá nhiều.

Trong một số trường hợp, ho nhiều khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu dẫn đến tình trạng chán ăn làm ảnh hưởng đến dinh dưỡng của em bé. Không những vậy, việc ho quá nhiều trong giai đoạn cuối thai kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ của mẹ và bé. 

III. Khi nào bị ho ngứa cổ phải đi khám?

Nếu mẹ gặp phải các triệu chứng dưới đây, hãy đi thăm khám bác sĩ:

  • Sau khi ho cảm thấy buồn nôn.
  • Ho dai dẳng, ngứa họng hoặc tiết dịch khi ho.
  • Ho kèm với hiện tượng sốt, sau khi dùng paracetamol nhưng nhiệt độ không giảm.
  • Ho ra chất nhầy màu xanh lá, bị nhiệt miệng và cảm thấy khó thở hơn bình thường.

Nếu gặp phải tất cả những triệu chứng trên, mẹ có thể đi khám để bác sĩ kê đơn đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó, mẹ có thể áp dụng các cách trị ho ngứa cổ cho mẹ bầu tại nhà để mau chóng hết bệnh. 

Cach tri ho ngua co cho ba bau

IV. Cách trị ho ngứa cổ hiệu quả, đơn giản

Những cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu đơn giản, hiệu quả mà không cần dùng thuốc:

1. Mật ong pha chanh

Kết hợp chanh và mật ong là cách trị ho ngứa cổ cho mẹ bầu tuyệt vời. Mật ong được coi là dược phẩm tự nhiên bởi nó có khả năng kháng khuẩn cao. Sự kết hợp giữa chanh và mật ong sẽ làm giảm đáng kể những cơn ho khó chịu của mẹ bầu.

Cách thực hiện:

  • Hòa tan 1 muỗng cà phê mật ong vào 100ml nước ấm.
  • Sau khi đã hòa tan hoàn toàn, vắt thêm một ít nước cốt chanh vào và sử dụng.

Mỗi khi ho, mẹ bầu chỉ cần uống một cốc nước chanh mật ong là sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Lưu ý, nếu mẹ đang đói thì không nên áp dụng phương pháp này.

2. Lá hẹ

Lá hẹ hấp là một trong những cách trị ho ngứa cổ cho mẹ bầu tại nhà hiệu quả. Trong lá hẹ có chứa các hoạt chất kháng khuẩn như odorin, saponin. Những thành phần này ức chế hoạt động của các loại virus và vi khuẩn gây bệnh trong đường hô hấp. Ngoài ra, lá hẹ còn có khả năng giúp tiêu đờm và làm dịu cổ họng. 

Cách thực hiện:

  • Cắt nhỏ lá hẹ đã rửa sạch thành từng đoạn. Rồi cho vào hấp cách thủy từ 15 đến 20 phút.
  • Để nguội và lọc lấy nước để uống, hoặc mẹ có thể ăn trực tiếp lá hẹ hấp.

Cach tri ho ngua co cho ba bau

3. Lá tía tô

Tía tô là cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu tiếp theo mà mẹ nên tham khảo. Tía tô có tác dụng chữa ho và tiêu đờm hiệu quả, đặc biệt là khả năng an thai. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một ít lá tía tô rửa sạch, trứng gà, gừng và gạo tẻ.
  • Lấy gạo nấu thành cháo, sau đó từ từ cho trứng gà đã khuấy đều vào.
  • Gừng và lá tía tô thái sợi, cho vào cháo và sử dụng.

4. Gừng hoặc tỏi

Gừng và tỏi là hai nguyên liệu phổ biến trong việc chữa trị ho khan, ngứa cổ. Nếu mẹ bầu gặp triệu chứng ho khan do dị ứng hoặc nhiễm virus thì có thể áp dụng ngay cách trị ho ngứa cổ này. 

Cách thực hiện với gừng:

  • Chỉ cần pha nước sôi với 3 – 4 lát gừng mỏng và uống từng ngụm nhỏ.
  • Hoặc lấy 3 lát gừng mỏng trộn với một chút mật ong và ngậm trong miệng. thì cơn ho và ngứa cổ sẽ giảm rõ rệt.

Cách thực hiện với tỏi:

  • Gói một tép tỏi đã rửa sạch vào trong 1 lớp giấy bạc và đem nướng.
  • Sau khi tỏi chín thì bỏ vỏ và nghiền nát.
  • Khuấy đều tỏi đã nghiền với nước và sử dụng ngày 3 lần.

Cach tri ho ngua co cho ba bau

5. Chanh đào

Chanh đào được coi là bài thuốc quý giúp tiêu viêm giảm ho hiệu quả. Ngoài ra, thành phần kali có trong chanh đào rất tốt cho thận. Để áp dụng cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu bằng chanh đào, mẹ hãy làm theo các bước dưới đây:

  • Rửa sạch chanh đào với nước muối pha loãng, sau đó thái lát hoặc bổ đôi quả chanh và giữ lại hạt.
  • Ngâm chanh trong bình thủy tinh với mật ong trong 15 ngày đến 1 tháng.
  • Mẹ bầu có thể sử dụng nước cốt trực tiếp hoặc pha với nước ấm.

6. Kết hợp xông hơi với sả

Ngoài những cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu trên, mẹ bầu cũng có thể kết hợp xông hơi với sả để đạt hiệu quả cao nhất. Tinh chất từ sả giúp cơ thể thoải mái, giải tỏa căng thẳng. Đồng thời hơi nóng khi xông còn giúp dẫn lưu dịch tiết hô hấp ra ngoài, góp phần giảm ho hiệu quả. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị lá chanh và sả rửa thật sạch, sau đó đập dập sả và vò nát lá chanh.
  • Cho tất cả nguyên liệu trên đun sôi với nước.
  • Xông hơi trong vòng 15 đến 20 phút, sau đó thấm sạch mồ hôi trên người.

Cach tri ho ngua co cho ba bau

7. Sử dụng thuốc điều trị

Mẹ bầu có thể sử dụng paracetamol trong thai kỳ nhưng tốt nhất không nên dùng ibuprofen hoặc aspirin, trừ khi được bác sĩ khuyến cáo cụ thể. Lưu ý dành cho mẹ bầu nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ở bao bì trước khi uống. Một số loại thuốc có thể gây nguy hiểm cho thai nhi tuỳ thuộc vào từng giai đoạn mẹ uống thuốc. 

Các cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu trên đây thường được sử dụng tại nhà. Tuy nhiên, mẹ có thể nhờ bác sĩ tư vấn trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân trong thời kỳ mang thai. 

V. Cách ngăn ngừa ho khi mang thai

Những cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu, mẹ bầu có thể thực hiện những điều dưới đây để giảm khả năng ho:

  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C như ổi, cam, kiwi, bông cải xanh,…
  • Tránh dụi mắt và mũi vì tay chúng ta có thể chứa vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn tay an toàn với bà bầu.
  • Có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, cố gắng ngủ đủ giấc.

Qua bài viết trên mẹ có thể tìm được cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu hiệu quả và an toàn. Dầu Tràm Tiên Ông hy vọng mẹ có thể áp dụng để bảo vệ sức khỏe của bản thân trong thời gian mang thai. 

Đánh giá
qik hair viêm khớp gối