Top 10 cách kích sữa cho mẹ sinh mổ nhanh chóng và hiệu quả nhất 

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu và quý giá nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều mẹ phải đối mặt với tình trạng thiếu sữa hoặc không có sữa cho con, đặc biệt là phụ nữ sinh mổ. 

Để giúp mẹ giải quyết được vấn đề này, Dầu tràm Tiên Ông đã tổng hợp 10 cách kích sữa cho mẹ sinh mổ hiệu nhanh chóng và hiệu quả nhất trong bài viết sau đây. 

cach kich sua cho me sinh mo

I. Những nguyên nhân khiến mẹ sinh mổ không có sữa ngay

1. Do ảnh hưởng bởi thuốc gây tê trong quá trình sinh

Sử dụng thuốc gây tê hoặc thuốc gây mê cho phụ nữ sinh mổ là một trong những nguyên nhân đầu tiên gây ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa của người mẹ. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc kháng sinh chống viêm và chống nhiễm trùng sau khi phẫu thuật cũng làm ức chế hormone sản xuất sữa dẫn đến mất sữa. 

2. Không cho trẻ bú ngay

Phụ nữ sinh mổ cần phải đợi khoảng 2 giờ đồng hồ sau khi phẫu thuật mới có thể cho con bú và không thể thực hiện phương pháp da kề da với con ngay sau khi chào đời khiến tuyến sữa không được kích thích làm cho mẹ chưa thể có sữa ngay. 

3. Cho con bú sữa không đúng cách

Việc cho con bú sai cách hoặc cho con dùng sữa công thức sau khi chào đời đều có thể dẫn đến khả năng khó có sữa sau sinh dù là sinh thường hay sinh mổ.

4. Do bị ảnh hưởng từ vết thương sau khi mổ

Với bất kỳ hình thức sinh nở nào, các mẹ sau khi sinh đều có khả năng bị táo bón, cùng với vết mổ và tầng sinh môn bị đau khiến mẹ gặp khó khăn trong ăn uống làm cho cơ thể không có đủ chất dinh dưỡng để tiết sữa cho trẻ bú. 

Ngoài ra, các cơn đau này không chỉ ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng mà còn cả giấc ngủ của mẹ. Bởi sau khi sinh, dạ con co thắt khiến mẹ đau đớn nên mẹ cần tránh nằm nghiêng để bớt đau và ảnh hưởng đến vết mổ. 

II. Cách kích sữa cho mẹ sinh mổ bằng phương pháp hiện đại

1. Hút sữa đều đặn và cố định giờ

cach kich sua cho me sinh mo

1.1. Hướng dẫn cách kích sữa

Nếu bạn sinh mổ hãy áp dụng cách kích sữa cho mình bằng việc hút sữa đều đặn và cố định khung giờ hút sữa, mỗi lần hút nên cách nhau khoảng 3 tiếng để cơ thể mẹ có thể nắm bắt được tín hiệu và tiết sữa thường xuyên. 

Bạn có thể tham khảo lịch hút sữa dành cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ và áp dụng cố định các khung giờ này như sau: 6h sáng – 9h30 sáng – 13h chiều – 17h chiều – 21h tối – 24h đêm (nếu có thể).

Trước khi thực hiện cách kích sữa cho mẹ sinh mổ trên, các sản phụ nên:

  • Uống 1 cốc nước ấm hoặc 1 ly sữa nóng
  • Massage nhẹ nhàng vùng ngực trước khi bắt đầu để báo cho cơ thể tín hiệu tiết sữa
  • Sử dụng nước ấm để vệ sinh sạch núm vú

Việc hút sữa sẽ kéo dài khoảng 15 đến 30 phút. Do đó, mẹ có thể chia quá trình này thành 2 hợt hút; đợt 1 bắt đầu từ lúc hút đến khi gần kiệt bầu sữa thì nghỉ 10 phút, sau đó tiếp tục hút sữa đợt 2. 

1.2. Cách bảo quản sữa mẹ 

Mẹ cần cho sữa vào túi hoặc bình đựng sữa chuyên dụng sau khi hút sữa xong rồi bảo quản trong ngăn mát hay ngăn trữ đông của tủ lạnh để sữa không bị biến chất và bị hỏng. Sản phụ có thể tham khảo thời gian bảo quản dưới đây để đảm bảo chất lượng sữa mẹ một cách tốt nhất. 

  • Bảo quản từ 3 – 5 ngày trong ngăn mát tủ lạnh
  • Bảo quản từ 1 – 3 tháng trong ngăn đá tủ lạnh
  • Bảo quản tối thiểu 6 tháng trong tủ trữ đông với nhiệt độ là 18 độ C

1.3. Một số lưu ý khi kích sữa bằng phương pháp hiện đại

Một số vấn đề cần lưu ý khi thực hiện cách kích sữa cho mẹ sinh mổ bằng phương pháp hút sữa theo phương pháp hiện đại: 

  • Theo khuyến cáo từ bác sĩ khoa Sản, sản phụ nên uống tối thiểu 2,5 lít nước mỗi ngày bởi nước chiếm tới 90% thành phần trong sữa mẹ. Do đó, nếu mẹ muốn hút được nhiều sữa thì nên uống thật nhiều nước ấm, sữa, nước canh, nước từ hỗn hợp ngũ cốc họ đậu, nước trái cây,…
  • Nên nghỉ ngơi điều độ, giữ tinh thần thoải, tránh gây mệt mỏi và căng thẳng 
  • Càng stress thì sữa sẽ càng khó về vì vậy mẹ cần cần giữ tâm trạng vui vẻ, kích sữa đều đặn và không nên quá lo lắng nếu chưa có sữa ngay. 
  • Trong thời gian đầu, một số sản phụ nhiều sữa có thể sử dụng miếng lót thấm sữa để hạn chế tình trạng nửa đêm phải dậy thay áo do sữa bị chảy. 

2. Nên cho con bú mẹ ngay sau khi chào đời

Một trong những cách kích sữa cho mẹ sinh mổ hiệu quả nhất đó là cho con bú càng sớm càng tốt. Nếu mẹ có sức khỏe yếu, chưa thể tự cho con bú ngay được thì hãy nghỉ ngơi khoảng 1 – 3 tiếng rồi cố gắng cho trẻ bú sớm, kết hợp với việc massage bầu ngực để lượng sữa được tiết ra nhiều hơn. 

Đồng thời, việc cho con ti mẹ sớm sẽ giúp sản phụ giảm bớt cảm giác đau và tử cung co bóp tốt hơn để đẩy sản dịch ra ngoài hiệu quả. Tuy nhiên, sản phụ đừng để quá 5 tiếng sau khi sinh rồi mới cho trẻ bú mẹ vì lúc này chất lượng sữa non sẽ giảm và khả năng tắc sữa sẽ tăng lên.  

4. Âu yếm con thường xuyên 

Việc âu yếm con thường xuyên sẽ thúc đẩy nồng độ prolactin và oxytocin bên trong cơ thể mẹ giúp kích thích, cũng như tăng hiệu quả tiết sữa cho mẹ nhiều hơn. Đây không chỉ là cách kích sữa cho mẹ sinh mổ mà mẹ sinh thường cũng có thể áp dụng. 

5. Cách kích sữa cho mẹ sinh mổ bằng phương pháp da kề da

cach kich sua cho me sinh mo 

Đây là một trong những cách kích sữa cho mẹ sinh mổ đơn giản nhất được áp dụng phổ biến nhất. Khi được ôm con, cảm xúc hạnh phúc của mẹ sẽ giúp kích thích lượng hormone tiết sữa hoạt động tốt hơn. 

6. Áp dụng chế độ ăn uống khoa học và cân đối

Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng rất quan trọng đối với mẹ sinh mổ trong quá trình kích sữa cho con. Sản phụ nuôi con con bằng sữa mẹ cần bổ thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất phytoestrogen và các dưỡng chất khác để chất lượng sữa tốt hơn.

Ngoài ra, mẹ nên ăn thực phẩm lợi sữa, uống nhiều nước hoặc sữa ấm và tránh ăn các loại thực phẩm gây mất sữa như caffeine, khổ qua, bắp cải, măng,… để sữa mẹ về một cách thuận lợi nhất. 

III. Cách kích sữa cho mẹ sinh mổ bằng mẹo dân gian

cach kich sua cho me sinh mo

Ngoài cách kích sữa cho mẹ sinh mổ bằng phương pháp hiện đại trên, các mẹ có thể áp dụng các cách dân gian để kích sữa về nhanh như: 

1. Kích sữa bằng lá mít

Chuẩn bị khoảng 7 đến 9 lá mít, rửa thật sạch rồi cho vào nồi nước sôi. Tiếp theo, sử dụng lược chải đầu đang dùng nhúng nước lá mít lên bầu ngực nhiều lần cho đến khi sữa về (lưu ý: nếu con trai thì vuốt 7 lần còn con gái thì 9 lần). Ngoài ra, thai phụ cũng có thể lau núm vú bằng khăn xô đã nhúng nước đun lá mít để lấy đi chất bẩn bám trên bầu ngực và làm thông tắc tia sữa.

2. Kích sữa bằng lược gỗ

Sử dụng lược gỗ để chải bầu ngực sau khi sinh là cách kích sữa cho mẹ sinh mổ được dân gian truyền lại. Nếu sinh con trai thì chải 7 cái còn sinh con gái thì chải 9 cái mỗi bầu ngực, đồng thời sản phụ nên chải nhiều lần trong ngày đến khi sữa về căng bầu ngực của mẹ. 

4. Gọi sữa về bằng lá chè vằng

Lá chè vằng là một loại thảo dược quý từ thiên nhiên được sử dụng trong nhiều bài thuốc và món ăn lợi sữa cho mẹ sau sinh từ xưa đến nay. Do đó, bạn có thể lấy 2 nắm nhỏ lá chè vằng bỏ vào nước nóng, đun 15 phút với lửa nhỏ rồi tắt bếp, đậy nắp và ủ thêm 30 phút. Sau đó, sản phụ có thể sử dụng nước chè vằng thay cho nước lọc vào sáng và chiều tối để gọi sữa mẹ về nhanh nhất. 

5. Cách kích sữa cho mẹ sinh mổ bằng lá dứa

Dùng 9 búp lá dứa nếu sinh con gái và 7 búp lá dứa nếu sinh con trai, bỏ phần lá xanh chỉ lấy búp trắng bên dưới rồi đem rửa sạch. Thái nhỏ phần búp trắng thành hạt lựu, đem hầm xương hoặc nấu với thịt nạc, ăn ngày 2 lần. 

Sản phụ nên kiên trì dùng món ăn này để nhanh chóng có sữa cho bé bú vì thành phần lá dứa có chứa nhiều vitamin B, C rất tốt cho sức khỏe của mẹ sau sinh mổ.

6. Gọi sữa bằng men và rượu trắng

Cách kích sữa cho mẹ sinh mổ bằng cách sử dụng men rượu trắng sẽ được thực hiện như sau: trộn men với rượu trắng thành hỗn hợp mềm rồi đắp xung quanh ngực. Khi hỗn hợp này nóng nên sẽ kích thích lưu thông sữa trong ống dẫn sữa để gọi sữa về nhanh hơn. Ngoài ra, sản phụ nhớ lau sạch ngực bằng khăn ấm sau khi đắp để đảm bảo vệ sinh cho trẻ khi bú. 

Các phương pháp dân gian trên được nhiều mẹ bầu áp dụng để gọi sữa về. Tuy nhiên mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và kết hợp với phương pháp hiện đại để đạt hiệu quả nhanh. Điều quan trọng nhất là mẹ nên nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và tránh căng thẳng để mau có sữa cho con bú. 

IV. Phòng ngừa mất sữa và một số lưu ý dành cho mẹ sinh mổ

cach kich sua cho me sinh mo

1. Phòng ngừa mất sữa

Phụ nữ sinh mổ hay sinh thường để có khả năng gặp phải tình trạng mất sữa. Vì vậy, sản phụ cần lưu ý các vấn đề dưới đây để phòng ngừa tình trạng mất sữa sau sinh

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất và những thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh, đồng thời tránh xa các thực phẩm gây mất sữa.
  • Thực hiện càng sớm càng tốt việc cho bé bú mẹ nhiều và đúng cách là một trong những cách kích sữa cho mẹ sinh mổ hiệu quả nhất.
  • Massage nhẹ nhàng bầu ngực thường xuyên để thông tắc tia sữa.
  • Cần bổ sung tối thiểu 2,5 lít nước mỗi ngày
  • Hạn chế mệt mỏi căng thẳng, luôn giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc và  sinh hoạt điều độ
  • Hút sữa đều đặn theo mỗi khung giờ nhất định và không nên bỏ cữ hút

2. Lưu ý khi kích sữa

  • Nên đợi bé bú đều đặn, tuyến sữa được lưu thông rồi mới kiến hành các phương pháp kích sữa ngay sau sinh nếu mẹ tiết ra ít sữa hoặc tắc sữa. 
  • Đối với sản phụ ít sữa cần duy trì kích sữa trong 3 – 7 ngày còn mẹ mất sữa hoàn toàn cần từ 1 đến 4 tuần mới thấy được hiệu quả.
  • Việc sữa về sớm hay muộn còn tùy vào cơ địa của mỗi mẹ.
  • Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, sản phụ bị mất sữa có thể do cho con bú sai cách chứ không phải vì chế độ dinh dưỡng hay sinh hoạt kém điều độ. 
  • Tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ít sữa hoặc mất sữa để tìm ra được phương pháp kích sữa phù hợp.

V. Những điều cần kiêng phụ nữ sinh mổ cần biết

Tuy sinh mổ là một sự can thiệp phẫu thuật không quá phức tạp nhưng mẹ cần kiêng những điều dưới đây để đảm bảo sức khỏe của sản phụ sinh mổ và duy trì nguồn sữa dồi dào cho bé bú. 

1. Không nên làm việc sớm

Sau khi sinh, sản phụ cần nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt để giúp vết mổ nhanh lành, sức khỏe ổn định, từ đó đảm bảo nguồn sữa và thời gian chăm sóc con tốt nhất.

2. Không để bị lạnh

Cơ thể sản phụ sinh mổ thường yếu hơn người bình thường nên rất dễ bị cảm lạnh. Do đó, mẹ nên tránh nằm ở phòng hút gió và tắm rửa bằng nước ấm để tránh bị cảm lạnh. Bởi khi cảm lạnh, mẹ sẽ cần đến sự can thiệp của thuốc tây gây ảnh hưởng tới chất lượng nguồn sữa cho con hoặc thậm chí khiến mẹ bị mất sữa. 

3. Không sử dụng thức uống có cồn, thực phẩm cay nóng

Bởi trẻ có thể sẽ bỏ bú vì mùi vị của sữa mẹ bị thay đổi do các thực phẩm này. Khi bé bỏ bú, các tuyến sữa không được kích thích đều đặn nên giảm lượng sữa đáng kể và làm tăng nguy cơ mất sữa mẹ rất cao.  

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hy vọng những thông tin mà Dầu tràm Tiên Ông chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc kích sửa hiệu quả và an toàn nhất. 

Đánh giá
qik hair viêm khớp gối