Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng khác nhau gồm vấn đề về tiêu hóa, phát ban và những vết sưng tấy ở mặt hoặc mẩn ngứa. Các triệu chứng này diễn ra ở mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Do đó, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các trung tâm dinh dưỡng uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác khi trẻ có những dấu hiệu bất thường. Biểu hiện dị ứng đạm sữa bò gần giống với các bệnh lý về tiêu hóa và hô hấp khác nên rất dễ bị nhầm lẫn và bỏ qua.
Top 10+ tác dụng của dầu tràm với bé
I. Dị ứng đạm sữa bò là gì?
Dị ứng đạm sữa bò là loại dị ứng phổ biến ở trẻ dưới 1 tuổi với tỷ lệ mắc khoảng 2 – 7,5%, đa phần các bé sẽ khỏi hẳn khi được 3 tuổi. Dị ứng đạm sữa bò thường được phát hiện khi thức ăn của bé có sữa bò hoặc các sản phẩm làm từ sữa bò.
Các biểu hiện dị ứng đạm sữa bò có thể xảy ra ngay lập tức hoặc sau vài giờ, thậm chí vài ngày sau khi bé uống và ăn các sản phẩm từ sữa bò. Qua đó, dị ứng đạm sữa bò được chia làm hai loại cơ bản là dị ứng sữa bò ngay lập tức và dị ứng đạm sữa bò muộn.
II. Các triệu chứng của dị ứng đạm sữa bò thường gặp
Khi bé dị ứng đạm sữa bò sẽ có triệu chứng như sau:
- Sưng môi và mí mắt
- Viêm da cơ địa
- Sổ mũi, thở khò khè và ho kéo dài
- Nổi mề đay, phát ban
- Tiêu chảy, táo bón hoặc đi tiêu lỏng, máu trong phân
- Thường xuyên bị trào ngược, nôn ói
- Cơ thể thiếu sắt, thiếu máu
- Mệt mỏi kéo dài hoặc đau quặn ít nhất 3 ngày/tuần
Khi bé có những triệu chứng trên, mẹ hãy ngưng cho bé sử dụng sữa bò và các sản phẩm được làm từ sữa bò. Sau đó, đưa bé đến ngay trạm y tế gần nhất để được khám kịp thời.
III. Những nguyên nhân khiến bé dị ứng đạm sữa bò
Cơ thể của bé khi phát hiện một tác nhân gây hại cho sức khỏe thì hệ miễn dịch sẽ tự sản sinh ra kháng thể IgE, đây là kháng thể trung hòa loại đạm này.
Nguyên nhân gây dị ứng đạm sữa bò có thể là do di truyền. Bé sẽ có tỉ lệ cao mắc bệnh nếu bố hoặc mẹ có tiền sử dị ứng đạm sữa bò, ngứa tay hay dị ứng các loại thực phẩm từ sữa bò.
IV. Các đối tượng có nguy cơ bị dị ứng đạm sữa bò
- Dị ứng đạm sữa thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn là người lớn. Trong đó, nguy cơ bị dị ứng sữa sẽ giảm dần khi hệ tiêu hóa trưởng thành.
- Trẻ bị viêm da dị ứng mãn tính
- Trẻ sẽ có nguy cơ dị ứng nếu bố hoặc mẹ có tiền sử dị ứng thực phẩm, chàm, mề đay, hen phế quản,…
Vì sao trẻ 3 tháng bú 60ml 1 lần, lượng sữa chuẩn bao nhiêu?
V. Cách chẩn đoán khi phát hiện trẻ bị dị ứng đạm sữa bò
Để chẩn đoán chính xác trẻ có bị dị ứng đạm sữa bò hay không, các bác sĩ thường phân tích các triệu chứng của bé và thu thập thông tin tiền sử bệnh lý của các thành viên trong gia đình như: loại sữa bé đang dùng, thời điểm phát hiện các triệu chứng, các dạng triệu chứng, tiền sử bệnh tật,… Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm dị ứng như:
- Xét nghiệm IgE kháng thể đặc hiệu với các loại đạm trong sữa bò
- Test loại trừ để trẻ kiêng sữa từ 2 – 4 tuần
- Test dị ứng đạm sữa bò bằng cách ăn lại sữa bò
VI. Cần làm gì khi trẻ bị dị ứng đạm sữa bò?
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Thu Hương – Bác sĩ Trưởng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng thì khi có con dị ứng đạm sữa bò, mẹ cần:
- Loại bỏ sữa bò ra khỏi khẩu phần ăn của bé, kể cả các chế phẩm từ sữa bò như váng sữa, sữa chua, kem tươi, chocolate và cả các loại bánh kẹo sử dụng sữa bò.
- Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ và trong thực đơn mẹ không nên sử dụng sữa hay các loại thức ăn, thực phẩm được chế biến từ sữa.
- Không cho bé sử dụng sữa bò từ 2 – 12 tháng, sau khi giãn cách một thời gian mẹ nên đưa bé đi kiểm tra dị ứng sữa. Nếu bé dị ứng ít và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, mẹ có thể cho bé sử dụng lại sữa bò.
- Chuyển sang sử dụng sữa thực vật thay thế như sữa dừa, sữa yến mạch, sữa hạnh nhân, sữa hạt điều sữa hạt gai… hoặc các sản phẩm có nhãn Non-dairy cho bé. Trong đó, sữa gạo có chứa asen không tốt cho sức khỏe của bé nên mẹ cần lưu ý và hạn chế khi dùng.
- Trước khi cho bé ăn uống bất kỳ thực phẩm nào, mẹ cũng cần đọc kỹ các thành phần và loại bỏ nếu trong đó có chứa sữa bò.
- Nếu bé có tiền sử sốc phản vệ khi dị ứng đạm sữa, mẹ cần thông báo với người thân và những người thường xuyên chăm sóc trẻ để lưu ý. Nếu chẳng may trẻ dị ứng có thể nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện, giảm thiểu tối đa nguy cơ ảnh hưởng đến bé.
VII. Lưu ý khi bé bị dị ứng đạm sữa bò
1. Đối với bé dưới 6 tháng tuổi
Khi bé dưới 6 tháng tuổi có triệu chứng dị ứng đạm sữa bò thì mẹ nên thiết lập lại chế độ ăn uống để loại bỏ đạm sữa bò trong cơ thể. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý bổ sung thêm canxi và vitamin D khi thực hiện chế độ ăn này.
Đối với những bé bú sữa công thức thì mẹ nên sử dụng sữa công thức đạm, sữa bò thủy phân hoặc sữa công thức Amino axit.
2. Đối với các bé từ 6 tháng tuổi trở lên
Đối với bé từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ nên loại bỏ những món ăn có thành phần từ sữa bò như: phô mai, bơ, kem, sữa bột, sữa chua, váng sữa, bột ăn dặm có thành phần đạm sữa bò, đạm Whey,… trong khẩu phần ăn của bé. Đặc biệt, ba mẹ cần xem kỹ thành phần của sản phẩm trước khi mua thực phẩm cho bé.
Tình trạng dị ứng đạm sữa bò chỉ mang tính chất tạm thời và đa phần sẽ chấm dứt khi bé từ 1 – 3 tuổi. Khi bé 1 tuổi, mẹ có thể cân nhắc cho bé dùng lại các sản phẩm dinh dưỡng chứa đạm sữa bò. Nếu không thấy triệu chứng nào xảy ra, bé có thể bắt đầu lại chế độ ăn uống bình thường với sữa bò và những chế phẩm từ sữa bò.
VIII. Các cách phòng tránh dị ứng sữa bò ở trẻ
1. Nuôi con bằng sữa mẹ
Đây là lựa chọn tốt nhất cho trẻ bởi sữa mẹ có thể giúp bảo vệ cho trẻ tránh khỏi các nguy cơ dị ứng thức ăn. Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa những kháng thể giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn, chống lại các chất lạ như đạm có nguồn gốc từ thực phẩm.
Bố mẹ nên làm như thế nào khi bé bị sốt không rõ nguyên nhân?
2. Cho con dùng sữa công thức có đạm thủy phân toàn phần
Đối với mẹ bỉm không nuôi con bằng sữa mẹ hoặc trẻ cũng thuộc nhóm có cơ địa dễ dị ứng, các bạn nên cho trẻ sử dụng những loại sữa có chứa đạm thủy phân toàn phần để ngăn chặn tối đa nguy cơ dị ứng đạm sữa bò ở trẻ.
Qua bài viết trên đây, Dautramtienong.com mong rằng các bạn đã hiểu rõ nguyên nhân và biểu hiện dị ứng đạm sữa bò ở trẻ sơ sinh. Đồng thời đã tìm ra giải pháp can thiệp kịp thời trường hợp bé bị dị ứng đạm sữa bò.
Xem thêm:
Dầu tràm bán ở đâu uy tín? Nên chọn địa chỉ nào ở TP. HCM