Hướng dẫn phòng ngừa, điều trị nứt cổ gà nhanh khỏi, an toàn 

Nứt cổ gà là hiện tượng khá phổ biến hiện nay ở những bà mẹ bỉm sữa đang cho con bú. Vậy tại sao mẹ cho con bú lại thường gặp phải trường hợp này? Cách trị vết nứt hình ảnh nứt cổ gà như thế nào là hiệu quả nhất? Bạn có thể tham khảo thông tin về tình trạng vết nứt cổ gà qua bài viết dưới đây của Dầu tràm Tiên Ông. 

vet nut hinh anh nut co ga

I. Nứt cổ gà, nứt nẻ đầu núm là bệnh gì?

Nứt cổ gà còn gọi là nứt nẻ đầu núm vú là hiện tượng chân núm vú bị đứt hay thậm chí chảy máu, đỏ tấy gây khó chịu và làm mất vệ sinh mỗi khi mẹ cho con bú.

Thông thường, tình trạng núm vú bị nứt sẽ xuất hiện từ 3 – 7 ngày sau sinh. Ban đầu, dấu hiệu chỉ là những vết nứt hoặc những vết rách trên da, sau đó hiện tượng này kéo dài dẫn đến xuất hiện vết cắt từ đầu núm vú đến gốc đầu ti. 

Khi hiện tượng này xảy ra, mẹ có thể bị đau dữ dội và tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập làm nhiễm trùng mủ tuyến vú. Điều này làm núm vú có thể bị đau, thâm hồng, tăng nguy cơ viêm vú, bệnh nấm Candida ở các mẹ đang cho con bú.

II. Biểu hiện của tình trạng nứt cổ gà là gì?

vet nut hinh anh nut co ga

Mẹ bỉm cần thường xuyên quan sát núm vú để kịp thời phát hiện ra những điểm bất thường, dưới đây là một vài dấu hiệu để nhận biết nứt cổ gà:

  • Trong những ngày đầu bị, bạn sẽ thấy hơi đau khi cho bé ti.
  • Sau đó, vết nứt càng lan rộng và dài quanh chân vú. Lúc này mỗi lần cho con bú mẹ sẽ thấy cảm giác đau đớn ngày càng tăng lên.
  • Hiện tượng này nặng hơn khi núm vú xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn và mưng mủ khiến bạn không thể nào cho con bú được nữa.

III. Nguyên nhân mẹ dễ bị nứt cổ gà

vet nut hinh anh nut co ga

Đầu tiên, tình trạng nứt cổ gà xảy ra có thể do mẹ đang cho con bú không đúng cách hoặc sử dụng máy hút sữa kém chất lượng. Trong quá trình bú, em bé chỉ ngậm núm vú hời hợt, không ngậm hết quầng vú hay giật mạnh núm dẫn đến hiện tượng chân vú có vết nứt. 

Tình trạng này ban đầu chỉ là một vết nứt nhỏ không đáng kể, tuy nhiên, nếu bạn không phát hiện kịp thời cũng như vệ sinh đúng cách thì vết nứt lâu dần sẽ lan quanh chân vú, gây đau đớn, mất vệ sinh cho mẹ và bé. 

Nguyên nhân thứ hai là bởi bé quen bú bình nên khi chuyển qua bú mẹ thì em bé sẽ dùng lưỡi để điều chỉnh dòng sữa tạo ra lực ma sát trên núm vú gây nứt cổ gà. Thêm vào đó, bệnh nấm Candida từ bé hoặc mẹ cũng có thể khiến núm vú bị khô nứt. 

IV. Các cách trị nứt cổ gà hiệu quả cho mẹ bỉm

1. Dùng sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất dồi dào cũng là phương thuốc để trị nứt cổ gà rất hiệu quả, an toàn được nhiều người sử dụng hiện nay. 

Cách làm như sau: Mẹ làm sạch bầu sữa bằng nước muối và sau đó thoa một vài giọt sữa lên đầu ti, kiên trì làm như vậy hàng ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

2. Dùng nước muối sinh lý

Bạn hãy pha một thìa muối và một bát nước rồi lấy dung dịch này thoa lên núm ti của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng cần dùng khăn lau sạch ti trước khi cho bé bú để tránh hiện tượng nứt cổ gà. 

vet nut hinh anh nut co ga

3. Dùng dầu dừa, dầu bưởi hoặc dầu oliu

Nhờ khả năng dưỡng ẩm vượt trội mà dầu dừa, dầu bưởi, dầu oliu có thể trị được vết nứt cổ gà. Bạn có thể thoa sản phẩm lên tay trước khi sử dụng để đảm bảo không xảy ra tình trạng dị ứng rồi mới thoa đều lên vùng bị nứt cổ gà.

4. Dùng mật ong

Các mẹ chỉ cần thoa mật ong nguyên chất lên núm ti thì vết nứt cổ gà sẽ nhanh chóng lành hẳn bởi mật ong là chất kháng sinh tự nhiên, giúp làm mềm và dịu mọi vết thương. 

5. Dùng lá mồng tơi

Đây là liệu pháp dân gian chữa nứt cổ gà nhanh chóng và hiệu quả. Mẹ cần giã nát lá mồng tơi và một ít muối hạt, đắp hỗn hợp này lên vết thương ngày 3 lần. 

V. Top 5 loại thuốc điều trị nứt cổ gà hiệu quả, an toàn hiện nay

Bên cạnh các phương pháp nêu trên, bạn có thể sử dụng thuốc để điều trị và giúp vết nứt mau lành. Một số loại thuốc có thương hiệu uy tín bạn có thể tham khảo như:

1. Kem Lansinoh

Đây là thương hiệu đến từ Mỹ với chiết xuất 100% từ các thành phần tự nhiên và HPA Lanolin (mỡ cừu), có tác dụng làm lành, giảm đau vết thương, rất an toàn và hiệu quả trong việc điều trị nứt đầu ti. 

2. Kem trị nứt đầu ti Sanosan

Đây là giải pháp được nhiều mẹ bỉm lựa chọn bởi sản phẩm chiết xuất từ mỡ cừu tự nhiên, thành phần an toàn, lành tính, giúp điều trị khô nứt, giảm cảm giác đau, rát trong và sau khi cho con bú.

3. Kem Medela Purelan

Đây là giải pháp hỗ trợ điều trị vết nứt cổ gà, đầu ti khô, chảy máu cho phụ nữ khi mang thai và cho con bú. Sản phẩm được làm từ nguyên liệu thiên nhiên, không chứa chất bảo quản nên mẹ có thể cho con bú trực tiếp ngay sau khi thoa. 

4. Kem Nursing Butter Palmer’s

Sản phẩm được chiết xuất từ những thành phần tự nhiên, là phương pháp hiệu quả trong việc nuôi dưỡng và tăng độ đàn hồi cho đầu ti, giúp bạn có thể loại bỏ được cảm giác đau đớn và nứt nẻ khi cho con bú. 

5. Dầu mát xa trị nứt đầu ti Kaneson

Đây là một loại dầu tự nhiên được chiết xuất từ dầu mỡ ngựa ở nhiệt độ thấp có độ tinh khiết cao, bao gồm alpha axit linolenic. Sản phẩm có khả năng thấm nhanh giúp nuôi dưỡng làm da, tăng cường độ ẩm và giảm các vết nứt nhanh chóng. Do đó, mẹ sẽ có cảm giác dễ chịu, thoải mái trong quá trình mang thai và cho con bú. 

Lưu ý: mẹ nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho bản thân cũng như trẻ nhỏ. 

VI. Cách phòng ngừa tình trạng nứt cổ gà hiệu quả

1. Tạo cho trẻ thói quen bú đúng cách

Trước tiên, bạn cần điều chỉnh tư thế bú đúng cho bé, để mình ở tư thế thoải mái nhất, giúp bé ngậm khớp vú theo các bước sau:

  • Dùng tay cùng phía với bầu ngực bé bú để đỡ bé, bạn cần đảm bảo rằng bé nằm nghiêng đối diện với bầu ngực mình, bụng bé chạm bụng mẹ, mặt bé chạm ngực mẹ. Đặc biệt, đầu lưng mông của bé luôn nằm trên một đường thẳng.
  • Nếu bé đã sẵn sàng bú thì bạn đưa đầu ti lên môi sẽ thấy miệng há rộng, lưỡi lè dài ra phía trước. 
  • Trong quá trình bú, mẹ nên dùng tay đỡ lấy cổ bé sao cho đầu bé được ngửa thoải mái nhất.
  • Bàn tay còn lại tạo thành hình chữ C. Bạn dùng ngón cái ấn nhẹ phía trên để hướng đỉnh ti lên phía môi trên của bé.
  • Mẹ cần đặt môi dưới của bé vào mép dưới của quầng vú khoảng 1.5cm từ chân ti và cho bé bắt đầu ngậm từ môi dưới.
  • Bé sẽ tự động ngậm sâu và chắc khi đỉnh đầu ti lọt qua môi trên vào miệng bé.

2. Thường xuyên vệ sinh đầu ti của mẹ thật sạch sẽ 

Điều quan trọng nhất là mẹ bầu luôn phải chăm sóc đầu ti đúng cách để giữ sức khỏe cho cả bản thân và em bé, tránh tình trạng vết thương do nứt cổ gà có thể nhiễm trùng, mưng mủ. Dưới đây là một số hướng dẫn của chuyên gia về việc chăm sóc đầu ti:

  • Khi bé bú xong, bạn nên vắt chút sữa sau đó bôi xung quanh để bảo vệ da và cần đợi núm vú khô rồi mới mặc áo ngực.
  • Bạn có thể vệ sinh bầu ngực hàng ngày bằng nước sạch, nước muối sinh lý và bông tẩy trang, tránh bôi trực tiếp sữa tắm, xà phòng lên đầu vú.
  • Nếu bị nứt cổ gà nhiều và quá đau, bạn nên vắt sữa ra bình, không nên cho bé bú trực tiếp từ ti mẹ.

3. Sử dụng núm trợ ti

Với miếng silicon mỏng đặt trên núm vú, vật dụng hỗ trợ bé trong quá trình bú và giúp mẹ bớt đau đớn trong quá trình chữa lành vết thương.

VII. Một số lưu ý khi bị nứt cổ gà mẹ cần biết

vet nut hinh anh nut co ga

  • Nếu hai bên bầu ngực đều bị nứt cổ gà thì mẹ nên vắt sữa thường xuyên vào bình để đảm bảo bé vẫn được bú sữa mẹ, không mất vệ sinh và vết thương được chữa lành nhanh chóng.
  • Nếu bị nứt cổ gà một bên thì bạn nên cho bé ti bên vú còn lại. 
  • Các mẹ nên chọn các áo ngực có chất liệu mềm mỏng, thông thoáng để giảm tính trạng cọ xát giữa áo và đầu ti. 
  • Sau khi vết thương được điều trị khỏi, bạn nên thường xuyên vắt chút sữa và thoa đều lên đầu ti để đầu ti mềm hơn và tránh được tình trạng nứt cổ gà .
  • Trong trường hợp các mẹ áp dụng các phương pháp trên nhưng không hiệu quả thì cần đến các cơ sở y tế gần nhà để được bác sĩ hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin về nguyên nhân và phương pháp điều trị vết nứt cổ gà hiệu quả và nhanh chóng. Dầu tràm Tiên Ông hy vọng sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về hiện tượng này và có phương pháp phù hợp giúp chữa trị và phòng tránh cho bản thân. 

Đánh giá
qik hair viêm khớp gối