Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao để giúp bé mau hồi phục?

Cảm lạnh là bệnh do virus gây ra và rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh khiến trẻ cảm thấy khó chịu, giảm khả năng học tập và vận động. Nếu như không được chăm sóc tốt, bé có thể xảy ra biến chứng như cúm, viêm phổi,… Vậy trẻ bị cảm lạnh phải làm sao? Hãy cùng Dầu tràm Tiên Ông tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tre bi cam lanh phai lam sao de nhanh hoi phuc

1. Cảm lạnh là gì?

Hiện nay, có hơn 200 loại vi rút gây cảm lạnh nhưng thủ phạm chính là rhinovirus. Thông thường, các mẹ sẽ cho bé uống thuốc kháng sinh nếu bé bị cảm lạnh. Nhưng trong trường hợp này thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với trẻ, vì cảm lạnh là do virus gây ra. 

Cảm lạnh nếu xảy ra ở trẻ có sức khỏe bình thường thì không đáng lo ngại, trừ trường hợp trẻ bị suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên, cảm lạnh diễn ra từ 4 – 10 ngày là tự khỏi mà không cần điều trị.

2. Những nguyên nhân chủ yếu gây ra cảm lạnh

Cảm lạnh là do nhiều loại virus khác nhau gây ra. Trong đó, trẻ sơ sinh thường có xu hướng bị cảm lạnh vì hệ miễn dịch của trẻ vẫn đang phát triển và hoàn thiện. 

Bệnh cảm lạnh dễ lan truyền cho bé khi ai đó bị bệnh rồi hắt hơi hoặc ho vào trẻ. Cảm lạnh cũng có thể lây lan qua tay, chân của trẻ khi chơi đùa. Với các bé lớn hơn, bố mẹ hãy hướng dẫn bé luôn che miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay sau khi xì mũi.

Tre bi cam lanh phai lam sao de nhanh hoi phuc

Cảm lạnh là gì? Cách xử lý và phòng ngừa khi trẻ bị cảm lạnh?

3. Trung bình trẻ có thể bị cảm lạnh bao nhiêu lần trong một năm?

Trẻ sơ sinh có thể bị cảm lạnh từ 8 – 10 lần trong năm cho đến khi bé được 2 tuổi. Đối với trẻ em ở độ tuổi chưa học mẫu giáo thường bị cảm lạnh trung bình khoảng 9 lần/năm. Còn trẻ ở độ tuổi đang học mẫu giáo thì có thể bị cảm lạnh khoảng 12 lần/năm. 

Ngoài ra, trẻ sơ sinh thường bị cảm lạnh khi mùa lạnh đến và kéo dài 3 – 4 tháng kể từ tháng 9 dương lịch.

4. Biểu hiện của bệnh cảm lạnh ở trẻ em như thế nào? 

Trẻ thường bị cảm lạnh nếu có những triệu chứng sau đây:

  • Sốt
  • Ho
  • Mắt đỏ
  • Viêm họng
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Chán ăn
  • Khó chịu và bứt rứt
  • Các hạch bạch huyết sưng lên ở dưới nách, trên cổ hay phía sau đầu của bé.

Trong đó, bé có thể bị khó thở do nghẹt mũi, vì vậy việc cho ăn có thể rất khó khăn. Do đó, khi còn nhỏ, trẻ không thể tự hỉ mũi nên mẹ cần quan sát và giúp bé làm sạch, lấy đi dịch nhầy trong mũi thường xuyên.

Đồng thời, trẻ có thể sẽ thức dậy nhiều lần trong đêm vì mũi bị nghẹt rất khó chịu. Các triệu chứng của cảm lạnh thương sẽ biến mất trong 10 – 14 ngày cho dù bé có được điều trị hay không.

Tre bi cam lanh phai lam sao de nhanh hoi phuc

5. Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao để bé nhanh khỏe?

Mẹ có thể làm giảm bớt sự khó chịu cho con khi áp dụng những cách sau:

  • Cần đảm bảo cho trẻ được nghỉ ngơi nhiều hơn
  • Khuyến khích bé hít thở nhiều hơn. Nếu bé bú sữa công thức hay ăn dặm, hãy cho bé uống nhiều nước, điều này sẽ giúp cơ thể bé giữ được nước.
  • Nếu bé còn quá nhỏ chưa tự hỉ mũi, bố mẹ hãy làm sạch mũi cho bé thường xuyên bằng dụng cụ hút mũi dạng ống để giúp bé thở dễ dàng hơn.
  • Bạn có thể sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp bé làm giảm cơn sốt. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng paracetamol cho trẻ từ 2 tháng tuổi nếu bé được sinh đủ tháng và nặng hơn 4kg. Còn đối với ibuprofen thì bạn có thể áp dụng đối với bé được 3 tháng tuổi hoặc hơn và nặng ít nhất 5kg. Lưu ý, đặc biệt tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế khi bé có các triệu chứng ốm, cảm lạnh cần dùng thuốc.
  • Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống vì bị nghẹt mũi, mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé giúp bé thông mũi trước khi ăn 15 phút.
  • Sử dụng dầu gió để giúp bé thở dễ dàng hơn, bạn tuyệt đối không bôi dầu vào mũi của trẻ vì có thể làm hạn chế hơi thở của trẻ.
  • Hơi thở nước có thể giúp thông thoáng đường dẫn khi bị chặn và làm giảm ho. Mẹ hãy thử cho bé ngồi trong phòng tắm một vài phút với vòi sen đang để nước nóng. Lưu ý, bạn không nên đặt bé quá gần nước nóng vì có thể khiến bé chảy nước mắt.

Ngoài ra, nếu bé bị nghẹt mũi mà không có các triệu chứng khác, bạn hãy thử kiểm tra xem có thứ gì bị mắc kẹt trong mũi bé hay không. Bạn cũng không nên cho bé uống bất kỳ loại thuốc ho hay thuốc không được kê đơn, đặc biệt đối với trẻ dưới 6 tuổi vì có thể gây ra các phản ứng phụ.

Tre bi cam lanh phai lam sao de nhanh hoi phuc

Trẻ 3 tháng bị ho nên chăm sóc ra sao? Cách chữa ho hiệu quả

6. Lúc nào mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay nếu như bé có các triệu chứng sau:

  • Tình trạng cảm lạnh của bé không cải thiện sau 5 ngày
  • Nhiệt độ cơ thể trên 38 độ nếu bé dưới 3 tháng và trên 39 độ nếu bé dưới 6 tháng tuổi
  • Trẻ gặp vấn đề về đường hô hấp
  • Cơn ho dai dẳng kéo dài trong nhiều ngày
  • Bé thường xoa tai với sự khó chịu, điều này báo hiệu bé có thể bị nhiễm trùng tai
  • Bé ho ra đờm xanh, vàng hoặc đờm chảy ra từ mũi

7. Một số biện pháp giúp bé tránh bị cảm lạnh

  • Cho bé bú sữa mẹ để tạo ra kháng thể trong máu bé, giúp kháng lại cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng khác.
  • Mẹ nên bảo vệ bé tránh xa những người bị ho hoặc cảm lạnh, có thể yêu cầu họ đeo khẩu trang và rửa tay thật kỹ trước khi bế bé hay chạm vào đồ đạc của bé.
  • Nếu ba bé hút thuốc lá, tốt nhất là cai thuốc lá và đừng cho trẻ đến những khu vực có người đang hút thuốc. Trẻ em nếu tiếp xúc nhiều với người hút thuốc thì sẽ bị cảm lạnh nhiều hơn và bệnh sẽ kéo dài hơn.

Tre bi cam lanh phai lam sao

Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc trẻ sơ sinh vừa chào đời

8. Cách phòng ngừa cảm lạnh cho bé hiệu quả tại nhà

Virus cảm lạnh cũng có thể lây lan từ người này sang người khác qua các vật thể trung gian. Vì vậy, bạn cần phải hạn chế để trẻ sờ vào những vật dụng mà nhiều người có thể chạm vào như tay nắm cửa, lan can cầu thang, remote điều khiển,…

Rửa tay cũng là cách tốt nhất để phòng nhiều bệnh do virus, vi khuẩn gây ra, trong đó có bệnh cảm lạnh. Mẹ bỉm nên dạy bé cách giữ vệ sinh trước mỗi bữa ăn bằng cách rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt hướng dẫn bé rửa tay đúng cách để có thể mang lại tác dụng diệt khuẩn tốt và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Ngoài ra, khi phát hiện trẻ bị cảm lạnh không nên để trẻ tiếp xúc với trẻ khác để hạn chế nguy cơ lây bệnh. Bạn cũng có thể dạy bé cách che miệng khi hắt hơi, ho và xì mũi bằng khăn giấy. Sau khi hắt hơi, ho bạn nên nhắc trẻ rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn.

Tre bi cam lanh phai lam sao de nhanh hoi phuc

9. Một số điều không nên thực hiện khi trẻ bị cảm lạnh

  • Bạn nên lưu ý kháng sinh không có tác dụng diệt virus và không nên sử dụng điều trị bệnh cảm lạnh.
  • Các thuốc hạ sốt không cần kê đơn như Tylenol không dùng cho trẻ nếu như không có hướng dẫn của bác sĩ. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhi trước khi cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi dùng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào. Những loại thuốc này thường không được khuyên sử dụng với những trẻ đang buồn nôn.
  • Tuyệt đối không sử dụng Aspirin cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Các loại thuốc giảm ho khuyến cáo không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi
  • Bạn không nên đặt trẻ em ở tư thế nằm sấp khi ngủ, ngay cả khi trẻ bị nghẹt mũi.

Trên đây là những thông tin về trẻ bị cảm lạnh phải làm sao và cách điều trị, phòng cảm lạnh cho trẻ mà Dautramtienong.com muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn trong việc bảo vệ sức khỏe của bé khỏi những tác nhân gây nên bệnh cảm lạnh.

Xem thêm:

Top 10+ tác dụng dầu tràm với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cách cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh an toàn và dễ thực hiện

5/5 - (1 bình chọn)
qik hair viêm khớp gối