Dây rốn là nguồn cung cấp dưỡng chất từ mẹ sang thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Nếu vết thương ở rốn sau khi cắt dây cho bé bị hở và không được chăm sóc đúng cách thì sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng. Đây là tình trạng nguy hiểm có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu ở trẻ nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.
Vậy cách cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh như thế nào? Mẹ nên chăm sóc rốn cho bé ra sao sau khi cắt? Hãy cùng Dầu tràm Tiên Ông tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
I. Chức năng của dây rốn đối với trẻ sơ sinh
Dây rốn là điểm nối giữa thai nhi và mẹ, kéo dài từ một lỗ mở trong dạ dày của thai nhi cho đến nhau thai trong bụng mẹ với chiều dài trung bình khoảng 50cm.
Dây rốn mang oxy và chất dinh dưỡng từ nhau thai vào máu thai nhi. Dây rốn được tạo thành từ 1 tĩnh mạch mang máu giàu oxy và đưa chất dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi qua nhau thai và 2 động mạch mang máu và các sản phẩm thải như cacbon dioxit từ thai nhi trở lại nhau thai.
Những mạch máu này được bao bọc và bảo vệ bởi một lớp sáp được gọi là thạch Wharton. Cuối thai kỳ, nhau thai sẽ truyền kháng thể từ mẹ đến thai nhi qua dây rốn. Những kháng thể này cung cấp cho trẻ khả năng miễn dịch một số bệnh trong khoảng 3 tháng sau khi sinh. Tuy nhiên, dây rốn chỉ truyền được các kháng thể đã có trong cơ thể mẹ.
II. Quá trình rụng rốn của trẻ sơ sinh
Ngay sau khi vừa chào đời, bác sĩ hoặc y tá sẽ kẹp dây rốn khoảng 3 – 4cm tính từ dây rốn của bé bằng kẹp nhựa. Sau đó, đặt một kẹp khác ở đầu kia của dây rốn, gần về phía nhau thai. Dây rốn sẽ được cắt giữa hai kẹp, để lại một gốc dài khoảng 2 – 3 cm trên bụng của bé.
Vì dây rốn không có dây thần kinh nên khi cắt sẽ không gây cảm giác đau đớn cho sản phụ hoặc em bé.
Danh sách đồ đi sinh cho mẹ và bé rất cần thiết
III. Hướng dẫn cách cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh an toàn, đúng kỹ thuật
1. Dụng cụ cần chuẩn bị
- 1 đôi găng tay y tế
- 1 cái kéo thẳng đầu tù
- Khăn vô khuẩn, 2 miếng gạc 6 x 6cm, gạc bông và một cuộn băng rốn
- Chỉ lanh vô khuẩn 30cm hoặc 1 kẹp rốn bằng nhựa
- Dung dịch sát khuẩn có nồng độ 70
- Bàn làm rốn trong phòng đẻ phải có đủ ánh sáng, được sưởi ấm và kín gió
2. Các bước tiến hành thực hiện cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh
Sau khi đã cắt dây rốn cho trẻ, bác sĩ sẽ cầm kẹp dây rốn và bế bé đặt lên bàn làm rốn để lau khô người, ủ ấm, hút dịch cho bé. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh dây rốn cho bé bằng cách nâng kẹp dây rốn lên cao, đặt 1 miếng gạc che quanh chân rốn, sát khuẩn từ chân rốn lên phía kẹp rốn bằng cồn 70 độ.
– Cách cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh khi dùng chỉ
Nếu dùng chỉ, cần buộc rốn cho bé bằng sợi chỉ lanh vô khuẩn được ngâm trong cồn 70 độ và buộc vòng cách chân rốn chừng 3cm. Phải buộc thật chặt để tránh chảy máu và buộc 2 vòng chặt cách nhau 0,5cm.
Sau đó, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần dây rốn còn lại trên nút buộc, không chạm tay vào miệng cắt rồi kiểm tra động mạch và tĩnh mạch trên mặt cắt và dùng bông cồn thấm xem có chảy máu không.
Tiếp theo, bác sĩ sát khuẩn mặt cắt và dây rốn một lần nữa bằng cồn 70 độ; không băng kín cuống rốn, bác sĩ bọc nhẹ bằng một lớp gạc mỏng và cắt phần chỉ thừa buộc rốn là xong.
– Cách cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh khi dùng kẹp rốn nhựa
Đầu tiên, bác sĩ sẽ kẹp rốn cách gốc rốn khoảng 3cm rồi đặt kẹp theo hướng trên dưới và không kẹp ngang. Sau đó, bác sĩ cắt rốn cách mặt ngoài kẹp từ 0,5 – 1 cm; lau miệng cắt bằng cồn 70 độ; sát khuẩn miệng cắt. Trong đó, bác sĩ không băng kín cuống rốn mà có thể bọc nhẹ bằng một lớp gạc mỏng.
Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc trẻ sơ sinh vừa chào đời
IV. Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì sẽ tự rụng?
Lúc đầu, dây rốn có màu sáng bóng và màu vàng, nhưng khi khô, rốn có thể chuyển sang màu nâu, màu xám hoặc màu xanh. Từ 5 – 15 ngày sau khi bé được sinh ra, gốc rốn sẽ khô đi, biến thành màu đen và rụng xuống.
V. Rốn trẻ sơ sinh bao lâu sẽ lành hẳn?
Sau khi dây rốn rụng thường mất từ 7 – 10 ngày để rốn lành lại hoàn toàn. Cho đến khi rốn lành hoàn toàn thì bố mẹ cần phải giữ cho vùng da quanh rốn của trẻ luôn khô ráo để tránh nhiễm trùng. Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng sau đây thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế:
- Máu ở đầu dây rốn
- Chất dịch có màu trắng hoặc màu vàng
- Sưng hoặc đỏ xung quanh đây
- Dấu hiệu cho thấy khu vực xung quanh rốn khiến bé dễ bị đau
VI. Điều gì xảy ra khi dây rốn của trẻ sơ sinh rụng?
Dầu tràm Tiên Ông nguyên chất chuyên tránh gió, kháng khuẩn
Phần da rốn của trẻ có thể sẽ chảy một ít máu nhưng bạn không cần lo lắng vì đây là hiện tượng thường gặp sau khi dây rốn rụng. Tuy nhiên, nếu rốn của trẻ bị chảy nhiều máu thì bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Nếu dây rốn sau 3 tuần vẫn chưa rụng, bố mẹ hãy cố gắng kiên nhẫn chờ đợi và tiếp tục giữ cho khu vực này khô ráo, đảm bảo tã không phủ lên dây rốn của bé. Tuy nhiên, sau 6 tuần mà rốn vẫn chưa rụng, bé có dấu hiệu sốt hoặc nhiễm trùng, bạn hãy đưa bé đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời.
Sau khi dây rốn đã rụng, bạn hãy tiếp tục giữ cho khu vực quanh rốn sạch sẽ và khô ráo. Đôi khi, rốn của bé sẽ có một ít chất lỏng màu vàng và dịch chảy ra, tuy nhiên điều này là bình thường nếu nó không xuất hiện mủ và không bị nhiễm trùng.
VII. Các cách chăm sóc rốn cho bé sơ sinh đơn giản tại nhà
1. Vệ sinh vùng rốn
Sau khi chào đời, dây rốn của trẻ sẽ được kẹp lại để giữ cuống rốn sạch sẽ. Nếu kẹp rốn bị hở hoặc rơi ra, bạn phải chú ý vệ sinh khu vực rốn cho bé ít nhất 1 lần/ngày.
2. Cẩn thận khi mặc đồ cho con
Rốn là khu vực mà cần bạn phải chú ý nhất khi mặc quần áo cho bé. Nhất là khi thay tã, ba mẹ nên chú ý quấn tã phía dưới phần rốn của bé để giữ cho cuống rốn thông thoáng và mau khô.
Tổng hợp các tác dụng dầu tràm đối với mẹ và bé
3. Để cuống rốn rụng tự nhiên
Đôi khi, quá trình rụng cuống rốn của một số bé sẽ rụng khá trễ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bạn nên chờ để cuống rốn rụng tự nhiên và không nên tác động lên nó.
Sau khi cuống rốn của bé đã rụng, lỗ rốn có thể bị nổi mẩn đỏ, thậm chí có thể chảy máu. Nhưng mẹ không cần phải quá lo lắng vì điều này hoàn toàn bình thường và lỗ rốn của bé sẽ lành lại trong vòng 2 tuần.
VIII. Các dấu hiệu ở rốn ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay
1. Khi rốn chưa rụng
- Cuống rốn hôi, rỉ dịch hoặc chảy máu
- Chân rốn nề đỏ
- Bé quấy khóc, bú kém, sốt và lừ đừ
2. Sau khi rụng rốn
– Chảy máu rốn như: rốn vẫn chảy máu sau 10 phút dù đã dùng gạc; Lượng máu chảy nhiều; Chảy máu vẫn xảy ra tiếp tục hơn 3 lần
– Chân rốn tiếp tục rỉ dịch khi đã vệ sinh bằng nước muối
– Xuất hiện nụ hạt rốn (chồi rốn) rỉ dịch sau khi rụng
– Bạn có bất kỳ lo lắng nào khác về sức khỏe của trẻ
Bài viết vừa rồi đã cung cấp các thông tin về cách cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh và cách chăm sóc dây rốn cho trẻ sau khi sinh giúp bé mau khỏe mạnh. Dautramtienong.com hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để chăm sóc trẻ thật tốt.
Xem thêm:
Địa chỉ mua cao dầu tràm ở Huế uy tín