Cảm lạnh là gì? Bệnh có biểu hiện và triệu chứng gì? Cách xử lý và biện pháp phòng ngừa khi trẻ bị cảm lạnh?
Cảm lạnh là bệnh do virus gây ra thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh dễ khiến bé khó chịu, giảm khả năng học tập và vận động. Nếu không được chăm sóc và xử lý tốt, trẻ có hệ miễn dịch kém có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi,… Hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc con tốt nhất.
Địa chỉ mua cao dầu tràm ở Huế uy tín và chất lượng
1. Cảm lạnh là gì?
Cảm lạnh là bệnh do virus gây ra, có đến hơn 200 loại virus có thể gây ra tình trạng này và virus phổ biến nhất gây cảm lạnh ở trẻ là Rhinovirus. Chính vì do virus gây ra nên không thể dùng kháng sinh để điều trị bệnh.
Thông thường, trẻ bị cảm lạnh sẽ tự khỏi và không cần phải điều trị tại bác sĩ. Tuy nhiên trường hợp trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém, bị suy giảm miễn dịch có thể gặp phải biến chứng xấu nếu không biết điều trị đúng cách và kịp thời.
2. Triệu chứng khi trẻ bị cảm lạnh
Ỉa ra máu ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị
Khi bị cảm lạnh, trẻ thường cảm thấy không khỏe, bị đau họng, sổ mũi và ho. Lúc đầu, họng bị đau là do chất nhầy tích tụ, sau khi giảm đau họng, nước mũi hình thành và chảy dịch từ mũi xuống họng.
Khi cảm lạnh trở nên nặng hơn, trẻ có thể thức dậy với các triệu chứng như chảy nước mũi, chảy nước mắt, hắt xì, sốt, đau họng, ho,…
Vi rút gây cảm lạnh làm ảnh hưởng đến hoạt động của xoang, họng, phế quản và tai của trẻ. Cảm lạnh cũng gây ra tiêu chảy và nôn mửa ở trẻ. Những ngày đầu bị bệnh, trẻ thường cáu kỉnh và hay gặp phải tình trạng đau đầu, khó chịu. Về sau, khi chất nhầy ở mũi cô đặc lại, trẻ sẽ cảm thấy khỏe và dễ chịu hơn.
3. Trẻ có thể bị cảm lạnh bao nhiêu lần trong năm?
Trẻ sơ sinh và trẻ mới tập đi có thể bị cảm lạnh khoảng 8 – 10 lần/năm cho đến khi được 2 tuổi. Trẻ ở độ tuổi chưa học mẫu giáo thường bị 9 lần/năm. Trẻ lên mẫu giáo có thể bị cảm lạnh 12 lần/năm. Thanh thiếu niên và người lớn từ 2 – 4 lần/năm. Mùa lạnh thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3, 4 năm sau nên trẻ bị cảm lạnh phổ biến nhất trong những tháng này.
4. Biến chứng có thể gặp phải khi trẻ bị cảm lạnh
- Viêm tai cấp tính: Đây là một biến chứng thường gặp, nếu bé bị cảm lạnh mà không được xử lý đúng cách có thể dẫn tới viêm tai.
- Lên cơn hen suyễn: Cảm lạnh cũng là nguyên nhân gây nên việc thở khò khè, tức ngực. Trường hợp cơ địa dị ứng có tiền sử hen thì cảm lạnh dễ làm khởi phát cơn hen, triệu chứng cảm lạnh sẽ kéo dài hơn
- Viêm họng: Cảm lạnh dẫn đến viêm họng thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 15 tuổi. Một số biểu hiện cảnh báo như đau họng, sưng họng đỏ amidan, xuất hiện nốt nhỏ, màu đỏ vùng vòm họng,…
- Viêm xoang: Cảm lạnh thông thường không đáng ngại, nhưng cũng có trường hợp làm tắc nghẽn xoang mũi, từ đó tạo điều kiện cho virus sinh sôi, phát triển trong dịch mũi và dần dẫn tới viêm xoang, nhiễm trùng xoang mũi
- Viêm phổi: Khi bé gặp phải các triệu chứng như sốt cao, đổ mồ hôi, ớn lạnh,… mẹ cần phải đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
5. Cách xử lý khi trẻ bị cảm lạnh
- Cho trẻ uống nhiều nước và ăn thức ăn dạng lỏng, tránh loại nước uống có ga, giúp trẻ giảm ho bằng chanh và bạc hà
- Cho trẻ nghỉ ngơi, thoải mái để trẻ cải thiện được các triệu chứng
- Dùng máy phun sương để tăng độ ẩm trong phòng, tuy nhiên, cần làm sạch các thiết bị này trước khi sử dụng
- Tắm nước ấm cho trẻ
- Đảm bảo môi trường sống của trẻ luôn ấm áp và sạch sẽ
- Mẹ có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để rửa mũi cho trẻ
- Với trẻ dưới 4 tuổi, không cần dùng thuốc khi bị cảm lạnh. Ho là một cách tự nhiên để loại bỏ virus ra khỏi cơ thể, cơ thể của bé hoàn toàn có đủ khả năng để sản xuất kháng thể chống lại virus gây cảm lạnh.
6. Khi nào cần đưa bé đi khám bệnh cảm lạnh?
Khi đã áp dụng các cách trên nhưng bệnh của trẻ vẫn không được cải thiện, bé vẫn sốt cao, ho khan, mệt mỏi, ớn lạnh,… mẹ cần phải đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng về sau.
Trường hợp trẻ đang mắc các bệnh như hen suyễn và bị cảm lạnh thì cha mẹ càng phải cẩn trọng hơn và nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.
Hơn nữa, trẻ bị cảm lạnh thường có biểu hiện giống với bệnh cúm và nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì thế, mẹ cần nắm rõ các kiến thức để phân biệt cảm lạnh và cảm cúm.
7. Các biện pháp phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ
Trẻ có thể dễ bị lây bệnh cảm lạnh khi chạm cùng vật dụng mà người mắc bệnh cảm lạnh đã chạm vào trước đó. Một số vật dụng lây nhiễm vi rút cảm lạnh như tay nắm cửa, lan can cầu thang, sách, bút, điều khiển điện tử, bàn phím máy tính. Vì vậy, cách tốt nhất phòng bệnh cảm lạnh là cho bé rửa tay và sử dụng chất khử trùng tay để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan.
Nếu trẻ có triệu chứng cảm lạnh, hãy giữ trẻ ở nhà và tránh tiếp xúc với đứa trẻ khác. Khuyến khích trẻ che miệng khi ho, hắt hơi và sử dụng khăn giấy khi xì mũi, nhắc trẻ rửa tay sau khi ho, hắt hơi, xì mũi.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh cảm lạnh ở trẻ em cũng như cách xử lý và biện pháp phòng ngừa khi trẻ bị cảm lạnh. Hy vọng bài viết này của Dautramtienong.com đã giúp cha mẹ có thêm kiến thức bổ ích để chăm sóc bé, giúp bé mau chóng khỏe bệnh.
Xem thêm:
Phụ nữ cần kiêng cữ sau sinh mổ như thế nào để nhanh hồi phục?
Top 10+ tác dụng dầu tràm với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ