Thai 34 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn và sự phát triển của thai nhi 

Thai nhi ở tuần thứ 34 đã phát triển về chiều cao và cân nặng gần nhất với lúc sinh. Các hệ cơ quan như tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn,… cũng dẫn được hoàn thiện. Vậy thai 34 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn nhất? Bố mẹ tham khảo ngay những thông tin trong bài viết này của Dầu tràm Tiên Ông. 

Thai 34 tuan nang bao nhieu la chuan

Thai nhi 34 tuần nặng 2,2 kg đạt chuẩn theo nghiên cứu của Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ

I. Tuần thứ 34 thai nhi phát triển ra sao?  

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (APA), thai nhi vào tuần thứ 34 dài khoảng 45cm và số cân nặng khoảng 2,2 kg. Đây là số liệu được đo từ đỉnh đầu đến mông của bé.

1. Thận và gan đã phát triển 

Ở thời điểm này, hầu hết các cơ quan của bé như thận và gan đều đã phát triển và hoạt động. Thai nhi sẽ dành vài tuần tiếp theo để tăng cân.

2. Tinh hoàn di chuyển xuống bìu

Tinh hoàn được hình thành ở ổ bụng và đang di chuyển dần xuống ở tuần thứ 34. Tuy nhiên, khoảng 3-4% bé trai diễn ra quá trình này lâu hơn. Vì vậy, bố mẹ đừng lo lắng nếu sinh con trai mà tinh hoàn chưa xuống bìu, chúng sẽ xuất hiện trước khi bé lên 1 tuổi.

3. Sản xuất hormon giới tính 

Ở tuần thai 34 cả bé trai và bé gái đều sản xuất ra nhiều hormone giới tính, điều này sẽ giải thích tại sao bộ phận sinh dục có thể lớn và sưng khi sinh. Đối với bé trai, hormone có thể sẽ khiến da bìu xuất hiện sắc tố sẫm màu trong vài tuần đầu sau sinh

4. Lớp bảo vệ da tiếp tục dày lên 

Thời điểm này, lớp vernix – lớp phủ sáp trắng bảo vệ da bé khỏi nước ối và cung cấp chất nhầy giúp bôi trơn để hỗ trợ sinh nở – đang dày lên ngay trong thời gian chuẩn bị sinh.

5. Hệ tiêu hóa và hệ hô hấp đã hoàn thiện 

Hệ tiêu hóa đã hoàn thiện giúp bé hấp thụ sữa mẹ dễ dàng sau khi được sinh ra. Bên cạnh đó, hệ hô hấp và hệ thần kinh gần như có thể tự hoạt động. Các bé đã quay đầu xuống để sẵn sàng chào đời.

6. Hệ thần kinh trung ương dần hoàn thiện

Hệ thống thần kinh trung ương của bé đang dần được hoàn thiện. Nếu bé được sinh ra trong khoảng 34 – 37 tuần mà không có vấn đề sức khỏe nào khác thường thì chứng tỏ các cơ quan này đã phát triển hoàn thiện. 

7. Hệ miễn dịch và xương phát triển

Vào thời điểm này, hệ miễn dịch phát triển và và xương trở của thai nhi nên cứng hơn. Tuy nhiên xương hộp sọ của bé vẫn còn mềm cho đến khi bé chào đời. 

8. Móng tay xuất hiện

Móng tay của các bé sau tuần 33 đã có thể dài chạm đến ngón tay. Bên cạnh đó móng chân của bé cũng dần hoàn thiện và cứng cáp hơn. 

9. Chân bé ở thời điểm này có thể bị cong

Thai nhi ngày càng lớn nên không gian trong bụng mẹ trở nên chật chội khiến chân bé co lại nên dễ bị cong. Mẹ có thể thấy bé ít hoạt động hơn nhưng các cử động đều rất rõ rệt.

Thai 34 tuan nang bao nhieu la chuan

II. Những thay đổi ở tuần thứ 34 của thai kỳ của mẹ 

1. Tử cung của mẹ bầu phồng lên

Tử cung phồng lên sẽ khiến cho bàng quang, dạ dày, ruột non,… bị chèn ép dẫn đến việc mẹ bầu phải đi tiểu nhiều hơn. 

2. Mắt của các mẹ bầu bị mờ tạm thời 

Khi thai nhi 34 tuần, mắt của mẹ sẽ bị mờ tạm thời. Tình trạng này chỉ xuất hiện khi mang thai và sau khi sinh sẽ hết. Nếu tình trạng mắt của mẹ nặng hơn thì nên đi khám bác sĩ ngay bởi đây có thể là dấu hiệu tiền sản giật.

3. Đầy hơi ở các mẹ bầu 

Tình trạng đầy hơi diễn ra vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ ba của mẹ bầu. Nếu mẹ lo lắng thì tình trạng đầy hơi sẽ làm cho mẹ trở nên mệt mỏi hơn. Mẹ có thể thử tập hít thở sâu trong 1 – 2 phút/ngày để bớt căng thẳng.

4. Vết rạn da ở các mẹ bầu 

Tình trạng rạn da sẽ xuất hiện ở phụ nữ có da và tóc sáng màu hoặc gia đình có tiền sử rạn da nhiều hơn phụ nữ có tóc và da tối màu. Thai nhi càng lớn thì vết rạn sẽ xuất hiện nhiều hơn ở bụng, mông và đùi. Vì vậy, mẹ bầu có thể hạn chế tình trạng này bằng cách giữ cho việc tăng cân chậm và ổn định. 

5. Đau lưng ở các mẹ bầu 

Đau thắt lưng chính là biểu hiện của những mẹ bầu ở thời điểm này bởi trọng tâm cơ thể khi mang thai sẽ dịch chuyển từ vùng lưng xuống bụng tạo thêm áp lực cho thắt lưng. Mẹ bầu có thể thay đổi tư thế đi bộ, đứng ngồi để hạn chế tình trạng này. Mẹ lưu ý không nên ngồi hoặc giữ một tư thế quá lâu sẽ khiến cho tình trạng đau lưng gia tăng.

6. Chuột rút chân ở các mẹ bầu 

Chuột rút ở chân là triệu chứng thường gặp trong giai đoạn này bởi sự tăng cân nhanh chóng của thai nhi gây ra tình trạng sưng chân và mệt mỏi. Mẹ có thể massage chân hoặc chườm đá lạnh khi bị chuột rút để giảm đau. 

Thai 34 tuan nang bao nhieu la chuan

7. Tăng tiết dịch âm đạo 

Khi mai thang, mẹ có thể nhận thấy dịch âm đạo tăng tiết hơn bình thường. Điều này là do hormone thai kỳ gây ra, lưu lượng máu tăng ở vùng xương chậu và kích thích màng nhầy. Trong giai đoạn này, mẹ bầu nên lựa chọn mặc quần lót cotton thoáng để đảm bảo cơ quan sinh dục khô thoáng, hạn chế mùi hôi. 

8. Bệnh trĩ 

Tình trạng táo bón kéo dài có thể khiến mẹ bầu bị trĩ. Vì vậy mẹ nên tập các bài tập Kegels để giảm bớt triệu chứng này. Những bài tập này giúp tăng cường sự săn chắc của các cơ quan vùng chậu và âm đạo để cải thiện bệnh trĩ. 

9. Rò rỉ sữa non  

Ở tuần thai thứ 34 tình trạng rò rỉ sữa non ở các mẹ bầu sẽ xuất hiện. Đây là  thức uống bổ dưỡng đầu tiên dành cho bé khi chào đời. Sữa có thể chảy nhiều hay ít tùy vào cơ địa của mẹ, nếu các mẹ không thoải mái thì có thể sử dụng miếng đệm điều dưỡng. 

10. Mất ngủ 

Mẹ bị mất ngủ trong thai kỳ có thể do căng thẳng và lo lắng cho ngày sinh sắp tới. Mẹ có thể áp dụng một số cách như tắm nước ấm, uống sữa ấm, đọc sách, xem phim để cảm thấy thoải mái để có giấc ngủ ngon. 

11. Khó thở 

Mẹ sẽ thấy khó thở khi thai bắt đầu to lên từng ngày bởi lúc này phổi của mẹ mở rộng hoàn toàn khiến mẹ cảm thấy giống như gió lùa vào cơ thể. Vì vậy, mẹ có thể cải thiện tình trạng khó thở bằng cách ngủ nghiêng bên trái có thể thoải mái hơn. 

III. Cách chăm sóc sức khỏe khi mang thai ở tuần 34 

Thai 34 tuan nang bao nhieu la chuan

1. Bảo vệ đôi mắt  

Ở tuần thứ 34 của thai kỳ, mắt của mẹ sẽ trở nên khô và nhạy cảm hơn. Điều này sẽ làm cho mẹ cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến tinh thần của mẹ bầu. Vì vậy mẹ hãy đeo kính râm và luôn mang theo thuốc nhỏ mắt bên người để bảo vệ mắt.

2. Trầm cảm trước khi sinh

Tình trạng trầm cảm của mẹ bầu sẽ xuất hiện trước khi sinh. Khi mẹ gặp tình trạng này nên chia sẻ với mọi người trong gia đình đặc biệt là bố để được quan tâm nhiều hơn. Nếu mẹ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi thì hãy đi thăm khám bác sĩ ngay. 

3. Không nên ăn quá mặn 

Chế độ ăn quá nhiều muối sẽ không tốt cho cả mẹ và bé. Khi thai ở tuần thứ 34, mẹ nên lựa chọn một chế độ ăn hợp lý, khoa học và giàu dinh dưỡng. Nếu mẹ ăn quá mặn thì có thể dẫn đến tình trạng phù nề nặng hơn làm ảnh hưởng đến sức khỏe. 

4. Tăng cường sức khỏe 

Mẹ có thể tập thể dục trong thai kỳ  như yoga, đi bộ nhanh sẽ giúp ích cho mẹ bầu để ngủ ngon hơn. Bên cạnh đó, tinh thần của mẹ cũng sẽ tốt khi sức khỏe được cải thiện. Các thành viên trong gia đình nên chăm sóc và chú ý đến mẹ bầu nhiều hơn vào những tháng cuối để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. 

Chỉ số thai 34 tuần bao nhiêu cân luôn được bố mẹ quan tâm. Đây là một trong những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi mà bố mẹ cần lưu ý. Dầu tràm Tiên Ông mong rằng bài viết sẽ có ích cho các bố mẹ đang đợi chờ thiên thần nhỏ chào đời.

Đánh giá
qik hair viêm khớp gối