Ỉa ra máu ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Ỉa ra máu ở trẻ là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng, do đó cha mẹ không thể chủ quan trước tình trạng này. Vậy cách nhận biết trẻ đi ngoài ra máu là gì, có những nguyên nhân nào? Trẻ có máu khi đi ngoài có nguy hiểm không? Hãy tìm hiểu bài viết sau để trả lời các câu hỏi trên.

Nguyen nhan khien ia ra mau o tre

Cách tắm dầu tràm cho bé sơ sinh an toàn, hiệu quả nhất

1. Nhận biết trẻ đi ngoài ra máu qua một số dấu hiệu

1.1. Phân màu đen

Nguyên nhân dẫn đến phân màu đen là do chảy máu trong, sau thời gian dài tiêu hóa hoặc phân ngưng ở đại tràng nên máu đã bị oxy hóa, chuyển thành màu đen. Những trường hợp này máu thường lẫn trong phân nên gây màu đen toàn phần hoặc một phần nhất định, khi hòa tan phân trong nước sẽ thấy màu đỏ của máu.

1.2. Phân màu đỏ đậm hoặc đỏ tươi

Dấu hiệu này cho thấy tình trạng chảy máu diễn ra trong thời gian gần trước khi trẻ đi đại tiện, do đó phân có màu đỏ tươi dễ thấy của máu.

Thông tin về màu máu trong phân sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được tình trạng bệnh lý trẻ đang gặp. Do đó, khi trẻ đi ỉa ra máu, cha mẹ cần lưu ý quan sát và cung cấp thông tin chính xác để việc điều trị cho bé được tốt hơn.

Ngoài ra, khi trẻ có các triệu chứng khác như phân có mùi hôi bất thường, phân kèm bọt nhầy, đau quặn bụng, sưng nóng hậu môn, bỏ ăn,… thì cha mẹ cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được thăm khám. Nếu để đi ngoài ra máu kéo dài sẽ khiến cơ thể trẻ suy nhược, mất máu, xanh xao, chậm phát triển.

2. Nguyên nhân dẫn đến trẻ đi ngoài ra máu là gì? 

2.1. Kiết lỵ

Kiết lỵ (lỵ) là nguyên nhân phổ biến thường gặp ở đường tiêu hóa làm bé đi tiêu phân có máu. Loại bệnh này do đường ruột bị tấn công bởi virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và động vật nguyên sinh, đặc biệt là amip Entamoeba histolytica và trực khuẩn Shigella.

Trẻ bị kiết lỵ sẽ có biểu hiện phân lỏng có máu kèm theo triệu chứng đi tiêu nhiều lần, phân có dịch nhầy và bọt hơi, đau hậu môn dẫn đến tình trạng quấy khóc khi đi ngoài.

2.2 Polyp đại – trực tràng

Ở trẻ em, Polyp đại – trực tràng hay gặp ở đối tượng béo phì có chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ và có thói quen ăn thịt đỏ. Thường polyp trực tràng chỉ gây hiện tượng đi ngoài có máu hoặc chảy máu ngoài trực tràng khi chúng gia tăng về kích thước. Đây là bệnh lý nguy hiểm, có thể để lại biến chứng là nguy cơ tắc ruột nếu không được kiểm soát tốt. 

2.3 Thiếu vitamin K

Nguyen nhan khien ia ra mau o tre

Vitamin K là chất quan trọng giúp đông máu trong cơ thể, nếu bị thiếu hụt dưỡng chất này sẽ dẫn đến một số rồi loạn khiến chảy máu và có thể gặp tình trạng phân có máu ở trẻ. Thiếu vitamin K thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, do nguồn cung cấp vitamin chủ yếu từ sữa mẹ, mẹ ăn không đủ dinh dưỡng dẫn đến thiếu hụt chất ở con.

2.4 Lồng ruột cấp tính

Lồng ruột là bệnh lý cấp cứu, thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi và nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Bệnh xuất hiện do một đoạn ruột bị lộn ngược và chui vào trong đoạn ruột gần kề, gây ra các triệu chứng như đau bụng dữ dội, nôn mửa và đi đại tiện có máu kèm nhiều nhầy nhớt. 

2.5 Bệnh Crohn

Bệnh Crohn là bệnh lý viêm đường ruột, có ảnh hưởng di truyền. Loại bệnh này làm mô ruột bị viêm nặng nề nên không hấp thụ được dinh dưỡng dẫn đến tiêu chảy, suy dinh dưỡng nghiêm trọng, về lâu dài khiến mô ruột bị hoạt tử, xuất hiện máu khi trẻ đi ngoài.

2.5 Thương hàn

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thương hàn ở trẻ là do vi khuẩn Salmonella Typhi sinh sống trong đường ruột và xâm nhập, lây lan làm nhiễm trùng hệ tiêu hóa. Thương hàn thường có triệu chứng sốt cao trên 40 độ C, phát ban toàn thân, ỉa chảy kèm máu, đổ mồ hôi bất thường…

3. Trẻ đi ngoài bị ra máu có nguy hiểm không?

Hiện tượng trẻ đi ỉa ra máu thường là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như: kiết lỵ, thương hàn, thiếu vitamin K,… Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ như chậm phát triển, thiếu máu, suy dinh dưỡng, mất cân bằng điện giải,…

Vì vậy, khi phát hiện trẻ đi ngoài ra máu kéo dài cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc không kê đơn để tự chữa bệnh tại nhà vì có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng. 

Địa chỉ mua cao dầu tràm ở Huế uy tín

4. Điều trị cho trẻ đi ngoài có máu như thế nào?

Trẻ đi ngoài ra máu khi điều trị tại bệnh viện sẽ được chỉ định làm xét nghiệm để xác định nguyên nhân của bệnh và đưa ra ra phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị thường gặp:

  • Phẫu thuật nếu xác định nguyên nhân do lồng ruột hoặc polyp đại – trực tràng gây tắc ruột
  • Dùng kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng đường tiêu hóa
  • Điều trị các triệu chứng đường tiêu hóa: dùng thuốc giảm đau (Paracetamol), thuốc chống nôn ói (Domperidon, Metoclopramide…), thuốc cầm tiêu chảy (Loperamid). Ngoài ra, bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh  (Probio, Biolac…)
  • Bổ sung nước điện giải đối với trẻ bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước

5. Chăm sóc trẻ đi ngoài ra máu tại nhà như thế nào?

  • Cho trẻ uống đủ nhu cầu nước hằng ngày theo tiêu chuẩn cân nặng. Bên cạnh nước lọc, có thể bổ sung thêm sữa, nước trái cây, nước muối pha loãng, sữa… để bù lượng nước mất và lượng điện giải thiếu hụt
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin K như cần tây, súp lơ, rau bina, củ cải, bắp cải,… để hạn chế các rối loạn đông máu do thiếu dưỡng chất này
  • Bổ sung thực phẩm bổ máu để bổ sung lượng máu bị mất khi đi ngoài
  • Chế biến thức ăn ở dạng lỏng và nấu chín, mềm đồng thời chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa
  • Đối với trẻ mắc bệnh Crohn cần hạn chế thực phẩm chứa sữa, giàu chất béo và chất xơ…
  • Không cho trẻ ăn đồ cay, nóng và thức uống có chất kích thích như trà, cà phê…
  • Cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối trong quá trình điều trị

Bài viết đã cung cấp các thông tin về biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị tình trạng đi ỉa ra máu ở trẻ. Dautramtienong.com hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để chăm sóc trẻ thật tốt. 

Xem thêm:

Tổng hợp các cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng có nguy hiểm không? Cách giúp mẹ nhận biết

5/5 - (1 bình chọn)
qik hair viêm khớp gối