Cách xử lý khi trẻ 3 tháng bị ho có đờm tại nhà hiệu quả

Trẻ 3 tháng bị ho có đờm không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của bé mà còn làm các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy nguyên nhân khiến trẻ bị ho có đờm là do đâu? Khi bé ho có đờm ba mẹ nên xử lý như thế nào? Hãy cùng Dầu tràm Tiên Ông tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cach vo o hoi khi be ngu hieu qua

Cách sử dụng dầu tràm trị ho cho bé giúp bé mau khỏe mạnh

I. Các biểu hiện ho, ngạt mũi thường gặp ở trẻ sơ sinh

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm cố gắng loại bỏ các tác nhân gây kích ứng, chất nhầy hoặc dị vật lạ trong cổ họng và đường thở của bé. Trẻ sơ sinh từ 3 đến 5 tháng có thể bị ho khan, đôi khi kèm theo tình trạng thở khò khè hay có đờm tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

Ngạt mũi là tình trạng tắc nghẽn một hoặc cả hai bên mũi của trẻ, thường xảy ra do viêm lớp niêm mạc mũi khiến trẻ gặp khó khăn khi thở. Viêm và sưng tấy niêm mạc cũng khiến dịch nhầy trong mũi bé bị tích tụ lại, khó đào thải dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn nặng hơn. Lượng chất nhầy dư thừa này có thể chảy xuống họng, gây kích thích đường hô hấp làm trẻ bị ngứa rát cổ họng và ho có đờm.

II. Một số nguyên nhân làm trẻ bị ho có đờm

  • Do thay đổi thời tiết, nhất là khi trời chuyển sang mùa lạnh. Phế quản và phổi của bé có thể bị tổn thương khi nhiễm virus từ môi trường vào phổi. Lúc này, cổ họng của trẻ sẽ có cảm giác rát và gây ra hiện tượng ho khan, đôi khi xuất hiện đờm trắng.
  • Hoạt động của các cơ quan hô hấp của trẻ có thể bị ảnh hưởng khi có sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus vào cơ thể khiến trẻ bị ho.
  • Do bé ăn phải ăn đồ lạnh hoặc uống nhiều nước lạnh làm cho cổ họng bé bị sưng, viêm.

III. Các biện pháp xử lý tại nhà khi bé bị ho, ngạt mũi

1. Nhỏ nước muối sinh lý cho bé

Để nhỏ mũi cho trẻ, mẹ nên bế bé nằm ngửa và để bé hơi nghiêng đầu ra sau một chút để đảm bảo nhỏ được vào mũi trẻ. Tiếp theo, nhỏ vào mỗi bên mũi của bé khoảng 2 giọt nước sinh lý. 

Sau đó, mẹ có thể kết hợp massage cánh mũi cho bé nhẹ nhàng bằng cách dùng 2 ngón trỏ xoa nhẹ lên vùng xung quanh đỉnh mũi và vuốt xuống hai bên má. Mẹ nên thực hiện massage cho bé 2 – 3 lần/ngày để gián tiếp làm tan chất nhầy trong mũi bé giúp đường thở thông thoáng hơn và giảm các biểu hiện ngạt mũi.

Tre 3 thang bi ho co dom

2. Dùng bóng hút mũi cho bé

Trước khi hút mũi, bạn nên nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé trước để làm ẩm và lỏng chất nhầy. 

Khi hút mũi cho bé, bạn cần bóp bóng trước để đẩy tất cả không khí ra ngoài, sau đó đặt đầu hút vào trong mũi con và từ từ thả tay để không khí vào lại, kéo theo dịch nhầy vào trong bóng. 

Sau khi hút xong, bạn nên bóp hết các chất nhầy trong bóng lên khăn giấy. Dùng giấy lau sạch đầu hút rối tiếp tục với bên còn lại cho đến khi không còn thấy chất nhầy chảy ra nữa.

Lưu ý: Bóng hút phải được làm sạch sẽ và lau khô trước và sau khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh.

3. Làm ẩm không khí

Khi bé bị ho, ngạt mũi thì mẹ bỉm nên giữ cho không khí trong phòng đủ ẩm để bé dễ chịu hơn. Để tăng thêm độ ẩm, mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng vì điều này có thể làm các bề mặt trong phòng bị ẩm và dễ sinh nấm mốc gây ảnh hưởng cho sức khỏe bé. 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý vệ sinh máy làm ẩm thường xuyên để ngăn ngừa việc tích tụ vi khuẩn gây hại cho bé.

Cach vo o hoi khi be ngu hieu qua

4. Để trẻ nghỉ ngơi đầy đủ

Khi bé bị ho và ngạt mũi, bạn nên để bé nghỉ ngơi tại nơi yên tĩnh, tránh các hoạt động vui chơi cũng như tránh để trẻ tiếp xúc với người lạ để giúp cơ thể bé hồi phục nhanh hơn.

5. Cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn

Việc này không chỉ đảm bảo cung cấp lượng nước cần thiết cho bé mà còn làm tăng cường sức đề kháng giúp bé mau hồi phục và khỏe mạnh. Tương tự đối với trẻ đang bú bình, bạn cũng cần đảm bảo đủ lượng sữa vào cơ thể bé.

Tre 3 thang bi ho co dom

Cao dầu tràm cao cấp phù hợp với các mẹ bỉm và trẻ sơ sinh

6. Hạn chế các chất gây kích ứng quanh bé khác 

Những tác nhân có thể gây kích ứng cho bé như khói thuốc lá, bụi, nấm mốc, phấn hoa, lông thú cưng,… Vì vậy, bạn cần thực hiện một số biện pháp sau để loại bỏ các tác nhân gây kích ứng trong không gian sinh hoạt của bé như:

  • Không cho bất kỳ ai hút thuốc quanh bé
  • Thường xuyên hút bụi và lọc sạch không gian sinh hoạt của bé
  • Tránh để thú cưng trong phòng ngủ của bé cũng như tiếp xúc gần bé
  • Vệ sinh chăn, ga của bé thường xuyên và dùng các loại chăn bông không gây kích ứng cho da bé.

IV. Cần làm gì khi trẻ 3 tháng bị ho có đờm?

Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian được làm từ các nguyên liệu thiên nhiên sau để khắc phục tình trạng ho có đờm ở trẻ sơ sinh.

1. Đường phèn và quất

Quất có tính mát và có vị chua ngọt còn đường phèn có tính bì bổ tỳ, phế với hương vị ngọt. Khi kết hợp chúng lại với nhau sẽ giúp bé giảm ho, long đờm, kháng viêm và kháng khuẩn.

Cách thực hiện: Bạn cần cắt nhỏ 2 -3 quả quất, đem hấp cách thủy cùng một ít đường phèn trong khoảng 15 – 20 phút. Sau đó, để nguội và cho bé dùng, mỗi lần dùng 1 thìa cà phê và liên tục 3 lần/ngày.

2. Chanh đào

Chanh đào rất có ích trong việc điều trị ho khan, ho có đờm ở cả người lớn và trẻ em. Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, mẹ bỉm có thể hấp cách thủy đường phèn và chanh đào để cho trẻ uống. Đối với trẻ trên 1 tuổi bạn có thể sử dụng mật ong thay thế cho đường phèn.

Cách thực hiện: Bạn có thể cắt mỏng lát chanh đào và cho vào bát, thêm một ít đường phèn, đem hấp cách thủy từ 15 – 20 phút. Cho bé uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1 thìa cà phê.

Tre 3 thang bi ho co dom

3. Lá hẹ

Lá hẹ là vị thuốc được biết nhiều đến tác dụng làm ấm gối, bổ gan thận. Ngoài ra, lá hẹ còn được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh trong đó có tình trạng ho có đờm.

Cách thực hiện: Bạn hãy rửa sạch lá hẹ, cho lá hẹ và đường phèn vào 1 chiếc chén, đem đi hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút thì bỏ ra và chắt lấy nước. Mỗi ngày cho bé uống 2 lần, mỗi lần 2 – 3 thìa cà phê

4. Hạt chanh

Hạt chanh cũng bài thuốc giảm ho, tiêu đờm hiệu quả và không tốn kém nhiều chi phí.

Cách thực hiện: Bạn cần lấy hạt chanh đem giã nhuyễn ra, thêm vào một chút nước lọc và đường phèn để hấp cách thủy. Sau khoảng 20 phút thì lấy ra và để cho nguôi. Mỗi ngày chó bé uống từ 4 – 6 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê.

5. Một số biện pháp tác động khác

  • Khi bé ho và ốm, bạn cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của bé. Nếu bé vẫn sốt cao thì tích cực chườm ấm để hạ sốt. Trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ thì hãy đưa bé đến trung tâm y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
  • Bạn có thể khum bàn tay và vỗ nhẹ long đờm trong phế quản, đồng thời giúp lưu thông tuần hoàn máu ở phổi. Ngoài ra, bạn nên lưu ý không vỗ vào vị trí xương sống, dạ dày mà chỉ vỗ vào vị trí phổi, tuyệt đối không vỗ lưng khi trẻ vừa ăn no.
  • Khi bé ho có đờm thì nên cho bú sữa mẹ nhiều hơn. Điều này có thể làm tăng sức đề kháng, bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể của bé.
  • Bạn hãy pha nước ấm cùng một ít tinh dầu tràm để tắm cho bé. Vì mùi hương từ tinh dầu tràm sẽ giúp bé cải thiện tình trạng ho liên tục hoặc ho có đờm.
  • Sau khi tắm xong, mẹ bỉm nên dùng tinh dầu tràm thoa vào phần cổ, bàn tay và bàn chân để giúp làm nóng, giữ ấm cơ thể trẻ.
  • Mẹ cần giúp trẻ giữ gìn vệ sinh tay chân sạch sẽ để tránh vi khuẩn, virus xâm nhập.

V. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho có đờm hiệu quả

1. Hạ sốt cho bé

Trẻ em bị ho do viêm phổi thường sẽ đi kèm với sốt cao. Lúc này, bạn cần liên tục kiểm tra nhiệt độ của bé, nếu bé cao trên 38,5 độ thì cho bé sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

2. Vỗ lưng giúp trẻ long đờm

Khi trẻ sơ sinh ho có đờm, mẹ có thể áp dụng các phương pháp vỗ lưng để giúp bé long đờm trong phế quản dễ dàng hơn.

Cách vỗ lưng cho bé cho trẻ như sau: Mẹ cần khum bàn tay và vỗ vào lưng trẻ từ trái sang phải, mỗi bên từ 3 – 5 phút. Vỗ nhẹ nhàng vào vị trí phổi của trẻ, không vỗ vào vị trí dạ dày và xương sống. Tuy nhiên, bạn không nên thực hiện vỗ lưng khi trẻ vừa ăn no vì có thể làm trẻ bị nôn trớ.

Cach vo o hoi khi be ngu hieu qua

Trẻ 3 tháng bị ho nên chăm sóc ra sao? Cách chữa ho hiệu quả

3. Vệ sinh cho bé

Nếu trẻ bị sổ mũi, bạn hãy dùng giấy mềm lau sạch rồi vứt bỏ và tuyệt đối không tái sử dụng. Khi dùng khăn lau, bạn nên chú ý vệ sinh khăn để tránh vi khuẩn bám trên khăn tấn công cơ thể bé. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh nhà cửa, khu vực vui chơi của trẻ, đồ chơi, đồ dùng của trẻ sạch sẽ.

4. Chế độ ăn uống của trẻ sơ sinh

Bạn nên cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, cần chế biến các thức ăn cho bé mềm, dễ nuốt. Bạn cũng nên chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Lưu ý, bạn không nên cho trẻ ăn quá no, nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Bên cạnh đó, có thể cho bé uống nước gừng ấm, quất hấp mật ong,… để giảm ho.

VI. Cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh tại nhà

  • Nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu
  • Mẹ cần bổ sung thêm vitamin tổng hợp Zeambi khi cho con bú. Đây là thuốc dạng nước nên có khả năng hấp thụ và đi vào sữa cho trẻ cao hơn.
  • Bạn nên bổ sung vitamin D3 cho bé nếu bé bú mẹ hoàn toàn
  • Luôn tạo không khí vui vẻ, giảm áp lực và tương tác trò chuyện cùng trẻ

VII. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bé bị ho, ngạt mũi tại nhà

  • Bạn không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, nhất là thuốc kháng sinh và thuốc ho cho bé nếu không có chỉ định của bác sĩ
  • Không nên hút mũi cho trẻ bằng miệng, việc này có thể làm tăng khả năng xâm nhập của vi khuẩn vào mũi bé và phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm
  • Mẹ không áp dụng những biện pháp dân gian chưa được kiểm chứng khoa học
  • Không quấn nhiều tã cho bé vì sẽ khiến bé nóng và khó thở
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho trẻ để không tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, gây bệnh cho bé. Mẹ nên dùng nước ấm, tắm nhanh và chọn nơi kín gió để tắm cho trẻ.
  • Bạn cần theo dõi thường xuyên diễn biến bệnh và tình trạng sức khỏe của bé thường xuyên để có hướng xử lý kịp thời

VIII. Khi nào mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ?

Tre 3 thang bi ho co dom

Bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bé bị ho có đờm, nghẹt mũi kèm các triệu chứng sau đây:

  • Sốt trên 39 độ 
  • Số lần thay tã trong ngày giảm so với bình thường
  • Ho kéo dài hơn mười ngày
  • Thở khó khăn
  • Thở khò khè hoặc thở to
  • Rút lõm lồng ngực
  • Môi hoặc đầu ngón tay bé xanh xao
  • Ho ra máu
  • Không thể ăn uống
  • Bé có vẻ yếu ớt và cáu gắt

Trên đây là các nguyên nhân phổ biến khiến trẻ 3 tháng tuổi bị ho có đờm cũng như cách xử lý hiệu quả mà ba mẹ có thể áp dụng. Dautramtienong.com hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ cung cấp nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc cho bé một cách tốt nhất.

Xem thêm:

Hướng dẫn cách dùng dầu tràm cho bé sơ sinh an toàn, hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)
qik hair viêm khớp gối