Trẻ sốt cao tay chân lạnh đầu nóng có nguy hiểm không?

Sốt là triệu chứng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng thay vì trẻ nóng khắp người thì bàn tay, bàn chân lại bị lạnh. Vậy trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng thì có nguy hiểm hay không? Bố mẹ nên chăm sóc trẻ có tình trạng này như thế nào và khi nào cần cho con đến gặp bác sĩ? Hãy cùng Dầu tràm Tiên Ông giải đáp hết tất cả thắc mắc đó trong bài viết sau.

tre bi sot chan tay lanh dau nong

I. Nguyên nhân sốt cao lạnh tay chân, đầu nóng ở trẻ

Một số nguyên nhân gây sốt ở trẻ như: sự tấn công của virus, vi khuẩn hoặc sốt do trẻ mọc răng, cảm nắng, sốt sau khi tiêm chủng…

Sốt được tạo ra bởi hệ miễn dịch dưới sự chỉ huy của hệ trục não bộ và vùng hạ đồi. Khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, vùng hạ đồi sẽ nhanh chóng nhận diện và truyền tín hiệu để cơ thể tăng nhiệt độ lên. Đồng thời lúc này, cơ thể cũng sẽ phóng thích các chất khiến mạch máu ở tay và chân co lại và gây ra tình trạng tay, chân lạnh ngắt.

Đối với trường hợp trẻ sốt cao trên 39 độ nhưng tay chân lạnh do nhiễm siêu vi có thể tấn công vào não bộ và các mạch máu nhỏ ở tay, chân của bé. Tình trạng này rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến viêm màng não, nhiễm trùng máu.

II. Các dấu hiệu khác của sốt giúp bạn an tâm con mình không bệnh nặng

tre bi sot chan tay lanh dau nong

  • Có màu da bình thường
  • Trẻ nói chuyện, vui chơi, sinh hoạt bình thường
  • Trẻ tỉnh hoặc khi bạn gọi thì dậy một cách nhanh chóng, dễ dàng
  • Khóc mạnh, phản xạ bình thường
  • Môi và lưỡi không khô, bé không đòi uống nước

III. Các dấu hiệu khác của sốt giúp bạn nhận ra con mình đang trong tình trạng nghiêm trọng hơn

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi, sốt cao trên 39 độ
  • Da nhợt nhạt hoặc tím tái
  • Không trả lời bạn như bình thường, không cười hoặc khóc nhiều trong vài giờ
  • Khó đánh thức bé dậy, nằm im lìm, ngủ li bì
  • Môi và lưỡi khô khốc, mắt thóp trũng
  • Có vài cơn lạnh run
  • Khi bé thở thấy ngực lõm, bụng phình
  • Cổ cứng
  • Mụn nước trên da
  • Nổi mẩn khi đè ép

IV. Cách chăm sóc trẻ bị sốt tay chân lạnh đầu nóng

tre bi sot chan tay lanh dau nong

Nếu trẻ bị sốt chân tay lạnh kéo dài mà bố mẹ không có cách xử lý kịp thời hoặc đưa bé đi khám thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng rất nguy hiểm như: trẻ bị mất nước, suy hô hấp, co giật hoặc thậm chí là di chứng não, tử vong. 

Vì vậy, khi thấy trẻ có các dấu hiệu sốt tay chân lạnh đầu nóng, bố mẹ nên có biện pháp xử lý hiệu quả và đưa bé đến khám bác sĩ sớm để điều trị kịp thời. 

Ngoài ra, tùy vào từng tình trạng sốt của trẻ mà bố mẹ có cách chăm sóc phù hợp, cụ thể: 

1. Trẻ sốt dưới 38 độ C

Khi trẻ sốt dưới 38 độ, bố mẹ không cần dùng thuốc hạ sốt mà chỉ nên giữ cơ thể bé sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát và cho trẻ nghỉ ngơi nhiều. Ngoài ra, bạn cũng nên lau người của bé bằng nước ấm và cho bé uống nhiều nước (đối với trẻ lớn) để hạ thân nhiệt và giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. 

Đồng thời, bạn nên theo dõi thân nhiệt của bé thường xuyên để có thể có cách xử lý kịp thời khi nhiệt độ tăng cao đột ngột. 

2. Trẻ sốt trên 38 độ C

Nếu trẻ sốt cao 38 độ kèm theo chân tay lạnh, bố mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt kết hợp với lau người bằng nước ấm. Lưu ý, khi dùng thuốc hạ sốt, mẹ cần tuân thủ đúng liều lượng thuốc và tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. 

Một số loại thuốc hạ sốt cho trẻ em được dùng phổ biến hiện nay như Paracetamol (Hapacol), Ibuprofen. Trong đó:

  • Paracetamol: dùng cách nhau 4 – 6 giờ (không quá 5 lần trong 24h). Trẻ dưới 2 tháng tuổi khi dùng Paracetamol, phải có sự chỉ định của bác sĩ và liều dùng thuốc được tính theo cân nặng của bé. 
  • Ibuprofen: dùng cách nhau 6 – 8 giờ. Lưu ý, không nên sử dụng Ibuprofen cho trẻ dưới 3 tháng tuổi và cân nặng dưới 5 kg. Ngoài ra, không sử dụng kết hợp Acetaminophen và Ibuprofen để hạ sốt cho bé vì sẽ làm tăng nguy cơ dùng sai liều thuốc, có thể gây ra tác dụng phụ. 

Ngoài ra, cần lưu ý: 

  • Chỉ cho trẻ uống thuốc hạ sốt trong trường hợp cần thiết và ngưng thuốc khi các triệu chứng khó chịu biến mất 
  • Không sử dụng Aspirin hoặc các chế phẩm có Aspirin cho trẻ vì sẽ làm tăng nguy cơ gây nên hội chứng Reye ở trẻ nhỏ

Nếu triệu chứng của bé không thuyên giảm thì bạn nên đưa ngay đến các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Bên cạnh cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, bạn cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng, ưu tiên các loại thức ăn lỏng và dễ tiêu hóa. Thực đơn mỗi ngày cần đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng gồm: chất đạm, chất béo, chất bột đường, khoáng chất và vitamin. Hoặc bạn nên bổ sung trái cây và rau xanh cũng như chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ để giúp bé dễ dàng tiêu hóa và không bị chán ăn. 

V. Cách phòng ngừa để trẻ không bị sốt chân tay lạnh

tre bi sot chan tay lanh dau nong

Để trẻ ít bị sốt, bố mẹ nên tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ từ trong ra ngoài, cụ thể là:

  • Cho trẻ ăn uống đủ dinh dưỡng để con phát triển đúng theo lứa tuổi
  • Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc, cân đối giữa thời gian học tập và vui chơi để cơ thể và sức đề kháng phát triển đồng đều
  • Giữ gìn môi trường sống của trẻ sạch sẽ, thoáng đãng và trong lành
  • Cho trẻ vui chơi ở ngoài trời nhiều hơn để được tiếp xúc với nhiều tác nhân gây bệnh nhằm tăng cường miễn dịch từ bên trong

Qua bài viết trên, Dầu tràm Tiên Ông đã chia sẻ đến bạn các thông tin liên quan đến tình trạng trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc trẻ khỏe mạnh hơn.

Đánh giá
qik hair viêm khớp gối