Siêu âm tim thai giúp nhận định sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Vậy tuần thứ mấy có tim thai? Siêu âm tim thai là gì và nên thực hiện vào tuần thứ mấy của thai kỳ? Hãy cùng Dầu tràm Tiên Ông tham khảo trong bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết.
I. Siêu âm tim thai là gì?
Siêu âm tim thai là phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong giai đoạn tiền sản bằng cách sử dụng sóng siêu âm kiểm tra cấu trúc, chức năng và tần số tim nhằm đánh giá tình trạng tim mạch của thai nhi.
Phương pháp chẩn đoán này được khuyến cáo thực hiện đúng thời điểm để phát hiện sớm các vấn đề về tim của thai nhi, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Nếu siêu âm tim thai được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao thì tần suất chẩn đoán chính xác các bệnh về tim lên đến 90%.
II. Sự hình thành tim thai
- Hợp tử sau khi thụ tinh được 1/3 đầu vòi trứng sẽ di chuyển đến tử cung, từ giờ thứ 30 trở đi sẽ phân chia tế bào. Sau 5 ngày, phôi bào sẽ xuất hiện rồi đi đến tử cung và làm tổ trong lớp niêm mạc. Lúc này, phôi tiết ra HCG trong nước tiểu và sẽ báo hiệu có thai nếu thử bằng que.
- Sau 3 tuần thụ thai, ống tim nguyên thủy bắt đầu hoạt động sau đó tiếp tục lớn dần rồi uốn cong, phát triển vách ngăn, xuất hiện 4 buồng và 2 đường sẽ thoát ra riêng lẻ. Sau 8 tuần kể từ khi đậu thai, trái tim cơ bản đã hoàn thiện.
- Tim thai được 6 tuần khi chiều dài đỉnh phôi đạt ≥ 5mm, thông qua siêu âm bằng hình ảnh 2 chiều ở tử cung mẹ sẽ quan sát được tín hiệu doppler quang phổ, màu của máu và các mạch lớn.
III. Siêu âm tim thai vào tuần thứ mấy của thai kỳ?
Thông thường vào tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ thì tim thai sẽ xuất hiện, lúc này đã có thể nghe thấy nhịp đập của tim thông qua các phương tiện hiện đại. Tuy nhiên có một số trường hợp phải đến tuần thứ 8 – 10 mới có thể nghe được tim thai, điều này tùy thuộc vào sự phát triển của phôi thai.
Giai đoạn này thai phụ được khuyến cáo thực hiện siêu âm tim thai để phát hiện các vấn đề bất thường về cấu trúc và chức năng của tim như tim một thất, teo van động mạch phổi, hội chứng trái tim thiểu sản, teo van động mạch chủ, kênh nhĩ thất…
Khi đến tuần 20, nhịp đập của tim thai đã mạnh mẽ và có thể nghe được bằng tai thường. Đây cũng là một cột mốc quan trọng để đánh giá tim thai thông qua việc xác định vị trí, kích thước, hình thái tim…
IV. Đối tượng thai phụ nào cần siêu âm tim thai?
Việc siêu âm tim thai được khuyến cáo cho tất cả các thai phụ, đặc biệt những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao dưới đây:
- Tiền sử có người mắc bệnh tim trong gia đình
- Thai phụ bị tiểu đường hoặc các bệnh di truyền như Noonan, Ellis Van Creveld…
- Thai phụ bị rubella trong thai kỳ hoặc mắc bệnh tự miễn như Sjogren, lupus,…
- Có tiền sử dùng thuốc trầm cảm, chống co giật, insulin, thuốc chống tổng hợp prostaglandin,…
- Thai sản mang thai bằng sự can thiệp của thụ tinh nhân tạo
- Tim thai có một số đặc điểm bất thường như tim thai loạn nhịp, bất thường của nhiễm sắc thể…
V. Nhịp tim thai nhi bình thường là bao nhiêu?
Thông thường nhịp tim thai sẽ dao động từ 120 – 160 lần/phút, tuy nhiên khi chuyển động trong bụng mẹ có thể lên đến 180 lần/phút. Vào tuần thứ 20 của thai kỳ, tim thai sẽ đập nhanh hơn nhưng nếu quá 180 lần/phút cần được bác sĩ có chuyên môn kiểm tra.
VI. Siêu âm tim thai và nhận định khuyết tật tim khi nào?
Từ tuần thứ 6 – 9 của thai kỳ, thai phụ sẽ được đề nghị tiến hành siêu âm tam cá nguyệt đầu tiên để kết luận tuổi thai và kiểm tra tim thai. Dựa vào kết quả siêu âm bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng khuyết tật bẩm sinh của thai nhi để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
VII. Nguyên nhân siêu âm không nghe tim thai
1. Sảy thai tự nhiên
Nếu siêu âm không nghe tim thai mặc dù trước đó đã được xác định có thai thì có thể do thai phụ đã bị sảy thai tự nhiên. Theo nhiều nghiên cứu có khoảng 50% trường hợp sảy thai tự nhiên do nhiễm sắc thể hoặc có sự bất thường khi phân bào.
Các trường hợp còn lại có thể do thai phụ nằm trong nhóm nguy cơ sảy thai cao như bị bệnh tiểu đường, rối loạn hệ miễn dịch, tiếp xúc môi trường độc hại, stress kéo dài,…
2. Thai nhi bị rối loạn nhịp tim
Thai nhi bị rối loạn nhịp tim thì nhịp sẽ tăng, giảm hoặc ngừng đột ngột nên khi siêu âm có thể không nghe thấy tim thai. Đây là trường hợp lành tính và hiếm gặp, thường diễn ra tạm thời chứ không kéo dài suốt thai kỳ. Tuy nhiên, một số ít thai nhi vẫn có nguy cơ tử vong.
3. Thiết bị siêu âm/ống nghe không chất lượng
Nếu thai phụ siêu âm tại cơ sở y tế có thiết bị không đảm bảo chất lượng sẽ không xác định được tim thai, đặc biệt là khi thai ở tuần thứ 6 – 8 còn đập yếu.
VIII. Mẹ cần làm gì khi thai nhi đã hình thành tim thai để con khỏe mạnh?
Việc siêu âm tim thai giúp mẹ biết được thai vẫn phát triển tốt và lên kế hoạch chăm sóc để thai có trái tim khỏe mạnh. Mẹ nên lưu ý:
- Bổ sung axit folic trước và trong khi mang thai để góp phần ngăn ngừa bệnh tim bẩm sinh cho thai nhi
- Mẹ bị đái tháo đường hoặc tiểu đường thai kỳ cần kiểm tra lượng đường trong máu suốt thời gian thời kỳ
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu sử dụng bất cứ loại thuốc nào
- Không được sử dụng rượu hay các chất kích thích có hại
- Không được hút thuốc lá, theo nhiều nghiên cứu hút thuốc lá trong tam cá nguyệt đầu dẫn đến 2% nguy cơ khuyết tật tim thai
IX. Giải đáp những thắc mắc về siêu âm tim thai
1. Bao nhiêu tuần thai nhi có tim thai?
Thông thường tim thai xuất hiện vào tuần thứ 6 – 8 của thai kỳ, một số trường hợp xuất hiện sớm hoặc muộn hơn 1 tuần.
2. Siêu âm tim thai ở tuần nào để phát hiện dị tật?
Vào tuần thứ 7 hoặc 8 khi siêu âm sẽ nghe được nhịp đầu tiên của tim thai nhưng để phát hiện được các dị tật thì cần siêu âm từ tuần 20 trở đi – khi tim đã phát triển hoàn thiện. Thường vào tuần 22 của thai kỳ bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ siêu âm tim thai để sàng lọc dị tật.
3. Siêu âm tim thai có nốt sáng có sao không?
Tỷ lệ xuất hiện nốt sáng cản âm ở thai nhi từ 3 – 6%, đây không phải là biểu hiện của dị tật cũng không gây ra các dị tật bẩm sinh, không ảnh hưởng gì đến chức năng tim. Tuy nhiên, nếu nốt sáng xuất hiện ở nhóm thai phụ có nguy cơ cao hoặc trên 35 tuổi thì sẽ tăng nguy cơ che giấu các dị tật khác của thai nhi.
Trường hợp kết quả triple test, double test bất thường hoặc trẻ trước bị dị tật thì thai phụ cần làm thêm các chỉ định siêu âm, xét nghiệm khác.
4. Siêu âm nhịp tim thai bao nhiêu là bình thường?
Nhịp tim phổ biến ở thai nhi dao động từ 120 -160/phút, có sự chênh lệch giữa bé trai và bé gái, giữa các tuần thai hoặc vận động của thai nhi. Nếu nhịp tim thai vượt qua ngưỡng 180 nhịp và thấp hơn 120 nhịp mỗi phút thì cần kiểm tra, xét nghiệm…
5. Giá siêu âm tim thai là bao nhiêu?
Giá siêu âm tim thai phụ thuốc vào phương pháp và giai đoạn siêu âm, cơ sở y tế nhưng thường sẽ dao động từ 100.000 – 500.000 VNĐ/lượt.
Qua bài viết trên, Dầu tràm Tiên Ông đã trả lời câu hỏi tuần thứ mấy có tim thai và chia sẻ các thông tin liên quan đến tim thai của thai nhi như sự hình thành, thời điểm siêu âm thích hợp, đối tượng nào nên siêu âm tim thai… Hy vọng những thông tin trên giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh.