Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng?

Đi ngoài hạt vàng là hiện tượng không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy vậy, mẹ cũng không nên chủ quan mà cần tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Hãy cùng Dầu tràm Tiên Ông tìm hiểu các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng và các dấu hiệu đi ngoài hạt vàng ở trẻ mẹ cần lưu ý.

tre so sinh di ngoai co hat vang

I. Phân biệt phân của trẻ bú mẹ và bú sữa công thức

Để trả lời câu hỏi trẻ sơ sinh đi ngoài kèm hạt vàng có ảnh hưởng đến sức khỏe không thì trước hết mẹ cần phân biệt được sự khác nhau giữa phân của trẻ bú mẹ hoàn toàn và trẻ bú sữa công thức:

1. Phân của trẻ bú mẹ hoàn toàn

Phân có màu vàng sáng hoặc vàng tươi như mù tạt và có mùi hăng nhẹ. Ngoài ra, trẻ bú mẹ hoàn toàn phân sẽ lỏng và lẫn hạt trắng hoặc xanh, vón cục, số lượng phân cũng không nhiều do sữa mẹ dễ tiêu.

Đối với số lần đi ngoài, trẻ sơ sinh sẽ đi nhiều hơn khoảng 6 – 10 lần/ngày, khi càng lớn, con số này sẽ giảm đi, có khi chỉ còn 2 – 3 lần/tuần do bé hệ tiêu hóa đã dần hoàn thiện, bé cũng hấp thụ tốt hơn. 

2. Phân của trẻ bú sữa công thức

Khi trẻ uống sữa công thức, phân sẽ lớn hơn so với trẻ bú sữa mẹ do sữa ngoài khó tiêu. Ngoài ra, màu sắc phân có màu vàng nâu đậm, không sáng như phân trẻ bú sữa mẹ, mùi phân nặng và hôi hơn, phân dẻo, sánh.

tre so sinh di ngoai co hat vang

II. Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng

1. Do trẻ bú mẹ hoàn toàn

Trong 3 tháng đầu tiên, đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn thì khi đi ngoài sẽ có hạt vàng đậm xuất hiện. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường, thậm chí còn biểu hiện tình trạng tiêu hóa tốt ở trẻ. Nếu trẻ không quấy khóc và có các dấu hiệu liên quan đến tiêu hóa thì mẹ không cần phải lo lắng. 

2. Do thay đổi chế độ dinh dưỡng

Trẻ đi ngoài hạt vàng cũng có thể do mẹ thay đổi chế độ ăn uống. Mẹ ăn những thực phẩm dễ gây kích ứng như đồ cay nóng, trà, cà phê, hải sản… trong thời kỳ cho con bú. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện và chưa thích nghi được dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Trường hợp này mẹ cần lưu ý quan sát sự thay đổi màu phân và những dấu hiệu bất thường ở trẻ để có hướng điều trị phù hợp.

3. Do trẻ bị nhiễm trùng đường ruột

Nếu trẻ đi ngoài có hạt vàng, hạt trắng hoặc đen kèm theo hiện tượng quấy khóc, đau bụng, bỏ bú, chán ăn, sốt cao, da tái… thì khả năng lớn trẻ đã bị nhiễm trùng đường ruột. Mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để điều trị kịp thời. 

III. Cách xử lý tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng 

tre so sinh di ngoai co hat vang

1. Với tính trạng bình thường

Trẻ bú mẹ hoàn toàn, đi phân có hạt vàng và không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào kèm theo thì mẹ không cần lo lắng bởi đây là tín hiệu cho thấy bé đang tiêu hóa, hấp thu tốt. Mẹ vẫn duy trì đủ cữ bú để cung cấp dưỡng cấp giúp hoàn thiện hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, phát triển thể chất và trí não cho con trong những năm đầu đời. 

2. Biểu hiện của tiêu chảy

Nếu xác định trẻ đi ngoài có hạt vàng do tiêu chảy thì cần cho trẻ bú nhiều sữa mẹ hơn hoặc bổ sung chất điện giải để giảm bớt mệt mỏi và tăng thêm năng lượng cho bé vì mất nước khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Nếu không bổ sung nước kịp thời có thể khiến da tái nhợt, hôn mê thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

3. Đưa trẻ đến cơ sở y tế

Nếu bé đi ngoài hạt vàng và có dấu hiệu mệt mỏi, quấy khóc nhiều, mẹ thấy lo lắng thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.  

IV. Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt khi nào cần gặp bác sĩ?

  • Trẻ đi ngoài có hạt vàng, trắng có nhầy lẫn tia máu, phân chua và tanh kèm quấy khóc, bỏ bú, ốm sốt…
  • Phân màu xanh/vàng lỏng hoặc rất lỏng. Trẻ đi đại tiện liên tục và nhiều hơn bình thường.
  • Trẻ đi ngoài khó khăn, phân khô, mặt đỏ, hậu môn đau nứt và quấy khóc, cần sự hỗ trợ từ cha mẹ.
  • Phân có mùi chua, nhiều bọt, đặc biệt lưu ý trường hợp phân lẫn máu

V. Trẻ đi ngoài ra máu cảnh báo bệnh gì?

tre so sinh di ngoai co hat vang

Nếu trẻ đi ngoài phân có kèm máu tươi hoặc đỏ thẫm thì cha mẹ cần lưu ý và có thể xem xét các nguyên nhân dưới đây:

  • Nứt hậu môn: Hiện tượng này xảy ra khi trẻ bị táo bón, vì phân cứng nên bé cố gắng rặn gây rách da ở hậu môn khiến máu chảy và dính vào phân. Vết nứt này có thể tự lành nhưng cha mẹ nên dùng thuốc mỡ thoa vào vị trí da rách để giảm đau và vết thương lành nhanh hơn. Mẹ cần bổ sung nhiều chất xơ, các loại thực phẩm có tính hàn để bé bớt bị táo bón, dễ dàng đi ngoài hơn.
  • Viêm đại tràng: Viêm đại tràng hoặc viêm ruột già là một trong các nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu. Trẻ bị viêm nhiễm do hệ tiêu hóa còn non trẻ, dễ bị nhiễm trùng. 
  • Bệnh Crohn: Đây là loại bệnh gây viêm loét thành trong của ruột non, ruột già và là bệnh có tính di truyền. Nếu trẻ đi ngoài ra máu kéo dài, trong nhà có tiền sử người thân bị Crohn thì nên đưa bé đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để thăm khám. 
  • Dị ứng: Trẻ bị dị ứng sữa hoặc thức ăn khác cùng có thể đi ngoài ra máu kèm dịch nhầy, hạt vàng.

VI. Một số lưu ý chăm sóc khi trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt

tre so sinh di ngoai co hat vang

1. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn

Sữa mẹ chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết để trẻ phát triển thể chất và trí não trong giai đoạn đầu đời. Hơn nữa sữa mẹ lại hoàn toàn lành tính, ít gây kích ứng với trẻ nếu như mẹ ăn uống vệ sinh, khoa học.

Do đó, duy trì được cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ hạn chế tình trạng đau bụng, đi ngoài ở trẻ. Nếu bé có đi ngoài có bọt và hạt thì cũng an toàn, không đáng lo ngại. 

Trường hợp mẹ không có sữa, bé bắt buộc phải bú sữa công thức thì cần lựa chọn sản phẩm phù hợp với cơ địa của trẻ và giàu chất xơ.

2. Cho bé bú theo nhu cầu

Để cho bé bú theo đúng nhu cầu giúp cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho trẻ phát triển. Do bé bú no sẽ có giấc ngủ sâu, cơ thể phát triển khỏe mạnh, hệ tiêu hóa hoàn thiện nhanh chóng. Mẹ cần lưu ý nhu cầu của trẻ để tăng lượng sữa phù hợp. 

3. Massage cho trẻ

Mẹ nên massage toàn thân, đặc biệt vùng bụng cho trẻ để bé được thư giãn và ngủ sâu hơn. Mẹ có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như lăn cánh tay, xoa tròn bụng, nắn bóp tay và chân…

4. Cho trẻ phơi nắng đều đặn

Phơi nắng buổi sáng giúp trẻ dễ dàng tổng hợp vitamin D có lợi cho sự phát triển của xương khớp, hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó phơi nắng còn có tác dụng hạn chế bệnh vàng da, đau mắt ở trẻ nhỏ. Thời gian thích hợp để phơi nắng là trước 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều.

Với những chia sẻ trên, Dầu tràm Tiên Ông hy vọng đã giải đáp được các thắc mắc của mẹ về hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng. Nếu bé xuất hiện tình trạng này, mẹ nên theo dõi kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân và có cách chăm sóc trẻ phù hợp. 

Đánh giá
qik hair viêm khớp gối