Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều mà không đi ngoài là tình trạng khiến các bé có cảm giác khó chịu. Nguyên nhân là do bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức hoặc cũng có thể là do ăn nhiều thức ăn đặc… Vậy, làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Bài viết dưới đây của Dầu tràm Tiên Ông sẽ cung cấp thông tin để để giúp phụ huynh giảm bớt lo lắng.
I. Một ngày trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần?
Mỗi đứa trẻ sơ sinh sẽ có số lần đi ngoài trong một ngày không giống nhau và số lần trẻ đi ngoài này sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như trẻ bú sữa mẹ hay uống sữa công thức, khả năng hấp thụ của trẻ tốt hay kém…
Theo đó, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường có tần suất đi ngoài là khoảng 5 – 6 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, đối với một số trẻ thì con số này chỉ khoảng 2 – 3 lần/ngày nhưng nếu tính chất phân vẫn bình thường thì bố mẹ cũng không cần phải quá lo lắng. Còn đối với những trẻ bú sữa công thức thì sẽ có tần suất đi ngoài ít hơn, trung bình khoảng từ 1 – 3 lần/ ngày và còn tùy thuộc vào loại sữa.
Số lần đi ngoài và tính chất phân có thể phản ánh một phần tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh nên bố mẹ cần phải chú ý quan sát và theo dõi. Nếu phát hiện tình trạng trẻ khó đi ngoài, không ị kéo dài nhiều ngày hoặc trẻ đi ngoài quá nhiều lần, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm nhất có thể để được bác sĩ thăm khám và xác định nguyên nhân.
II. Nguyên nhân tình trang đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài ở trẻ sơ sinh
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều, chúng tùy thuộc vào từng độ tuổi và chế độ dinh dưỡng của mỗi bé. Bạn cần xác định được nguyên nhân này thì mới có thể giúp trẻ cải thiện được tình trạng đúng cách. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài có thể bao gồm:
1. Chế độ ăn uống thiếu khoa học của người mẹ
Nếu chế độ ăn uống của mẹ không cân đối, mất cân bằng dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu hay sử dụng các đồ uống chứa nhiều caffein như trà, cà phê, nước ngọt, socola… thì có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ.
Ngoài ra, nếu trong chế độ ăn của mẹ có chứa các loại thực phẩm như hành, tỏi, trứng, súp lơ… thì thường khiến phân của trẻ có mùi, từ đó làm trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và thối nhưng không đi ngoài.
Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh và mất cân bằng trên có thể khiến nhiều trẻ sơ sinh không đi ngoài trong 3 ngày. Do đó, người mẹ nên có một chế độ ăn lành mạnh, đủ chất để cơ thể tạo ra nguồn sữa tốt nuôi dưỡng trẻ và hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều mà không đi ngoài.
2. Chế độ ăn của trẻ
Nếu trẻ sơ sinh uống quá nhiều sữa đầu thì có thể sẽ gặp tình trạng đầy hơi do đợt sữa đầu của mẹ thường chứa nhiều đường lactose và nước. Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn yếu ớt nên sẽ gặp khó khăn trong quá trình tiêu hóa và dung nạp loại sữa này.
Vì thế, bạn nên vắt bỏ bớt sữa đầu và cho trẻ bú lớp sữa đậm đặc, đục màu hơn sau đó. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý không nên cho trẻ ăn dặm và uống nước ép trước sáu tháng.
3. Tư thế cho bú không chuẩn xác
Khi tư thế bú của trẻ không chuẩn hoặc thiết kế bình sữa không có lỗ thoát hơi có thể khiến trẻ nuốt nhiều không khí hơn, từ đó trẻ sẽ thường ợ hoặc đánh hơi để thải ra lượng không khí thừa trong cơ thể này.
Vì vậy, khi cho trẻ sơ sinh bú, bạn nên đặt trẻ ở đúng tư thế, giữ cho đầu trẻ luôn nằm cao hơn phần thân người và vỗ nhẹ lưng trẻ sau khi bú để hỗ trợ trẻ ợ hơi.
4. Mất cân bằng vi khuẩn trong cơ thể trẻ sơ sinh
Đường ruột của trẻ khi sinh ra hoàn toàn sạch sẽ, thành ruột không hề có men vi sinh. Vì vậy hệ tiêu hóa của trẻ cần nhiều tháng để làm quen với việc tiêu hóa sữa mẹ. Do đó, để cân bằng cơ thể cũng như tránh tình trạng đầy hơi, trẻ sơ sinh thường liên tục ợ hơi và đánh hơi.
5. Trẻ bị trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là một hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Sau khi bú sữa xong, trẻ thường đánh hơi, ợ hơi để thúc đẩy quá trình tiêu hóa nên bạn không cần phải lo lắng về vấn đề này. Tuy nhiên, lưu ý không nên đặt trẻ nằm xuống ngay sau khi ăn để tránh trường hợp trớ sữa.
6. Trẻ sử dụng kháng sinh
Nếu trẻ bị bệnh và có sử dụng thuốc kháng sinh thì có thể gây ra hiện tượng đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài, bởi vì thuốc kháng sinh phá hủy hệ vi sinh có trong đường ruột và kích thích trẻ đánh hơi nhiều để giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn.
Nếu tần suất đánh hơi của trẻ không quá nhiều, khi đánh hơi có khóc một chút, làm mặt rặn ị và dụi mắt thì hệ tiêu hóa của trẻ vẫn bình thường và khỏe mạnh. Ngược lại, nếu trẻ không đi ngoài trong vòng 2 ngày kèm biểu hiện đánh hơi nhiều (khoảng 10 lần/ngày), chướng bụng và nôn trớ thì khả năng cao hệ tiêu hóa của trẻ đang có vấn đề.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý theo dõi và đưa trẻ đi khám nếu gặp các biểu hiện khác như: trẻ chướng bụng kéo dài, đánh hơi liên tục, tiếng đánh hơi to quá mức, trẻ liên tục quấy khóc, cứng bụng, đau bụng…
III. Giải pháp khi trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài
Đa số các trường hợp trẻ xì hơi nhiều hay bị táo bón sẽ tự giảm nhẹ dần khi hệ tiêu hóa của con phát triển hơn. Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp cần can thiệp bằng các cách sau:
1. Cho con đi khám
Nếu trẻ sơ sinh (dưới 6 tuần tuổi) gặp tình trạng xì hơi nhiều nhưng hoàn toàn không đi ngoài trong vài ngày hoặc rất hiếm khi đi ngoài, bố mẹ hãy cho con đi khám ngay. Trong một số trường hợp hiếm gặp, tình trạng không đi ngoài còn là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe khác. Bố mẹ có thể quan sát một vài triệu chứng như:
- Sốt
- Nôn mửa
- Chướng bụng
- Khóc quá nhiều
- Không bú hay ăn
- Cong lưng như thể trẻ đang bị đau
Trẻ nhỏ trên 6 tuần tuổi thỉnh thoảng cũng sẽ bị táo bón, do đó, bố mẹ hãy cho con đi khám nếu bé không đi ngoài trong hơn một tuần hoặc bị táo bón và đi ngoài phân cứng quá thường xuyên.
2. Điều trị tại nhà
Ngoài việc đưa trẻ đi khám, bố mẹ cũng nên thử các biện pháp điều trị tại nhà cho trẻ, có thể kể đến như:
- Cho trẻ ăn thêm: Bố mẹ có thể thử cho trẻ ăn thêm sữa mẹ hay sữa công thức nếu bé chịu ăn.
- Cho bé uống nước: Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, bố mẹ hãy cho bé uống thêm ít nước, đồng thời, bố mẹ cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bé uống các loại nước ép nhuận tràng như nước táo hay nước lê. Việc uống nước này ngoài tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ thì cũng có thể giúp phân bé mềm hơn.
- Điều chỉnh chế độ ăn: Nếu trẻ đã ăn dặm, ăn thức ăn đặc, bố mẹ có thể cho bé ăn thêm các loại thực phẩm nhiều chất xơ để giúp việc đi ngoài của trẻ dễ dàng hơn.
- Cho bé tập thể dục: Trẻ sơ sinh cũng cần vận động để đi ngoài dễ hơn, do đó, bố mẹ hãy di chuyển chân bé theo chuyển động đạp xe để hỗ trợ tiêu hóa cho bé. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể thử bế bé trong tư thế đứng để trẻ có thể “bước đi” trong lòng bạn.
- Massage cho bé và tắm nước ấm: Bố mẹ nên xoa bóp bụng và cơ thể để giúp bé thư giãn và mở các cơ đang bị căng ở bụng. Đồng thời, bố mẹ cũng có thể thử tắm nước ấm cho trẻ để bé thoải mái hơn.
- Dùng thuốc: Nếu bố mẹ đã thử các cách trên mà tình trạng táo bón của trẻ vẫn không suy giảm, bác sĩ có thể khuyến nghị dùng thuốc glycerin cho trẻ sơ sinh. Thuốc này sẽ giúp cải thiện tình trạng đi ngoài của bé, từ đó giúp bé thoải mái và ngủ ngoan hơn.
IV. Một số câu hỏi thường gặp về tình trạng đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài ở trẻ sơ sinh
1. Tình trạng đánh hơi của trẻ là gì?
Thông thường, hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh chưa được phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị đầy bụng, khó tiêu… khi có tác động không tốt nào từ bên ngoài, từ đó dẫn đến tình trạng đánh hơi ở trẻ.
2. Bé xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài có bình thường không?
Theo nhiều nghiên cứu, bình quân mỗi ngày thì trẻ chỉ nên xì hơi không quá 10 lần. Nếu việc xì hơi diễn ra quá nhiều và phát ra âm thanh lớn hơn bình thường hay có mùi khó chịu thì chứng tỏ bé đang gặp vấn đề tiêu hóa.
3. Bao nhiêu lâu bé không đi ngoài thì mẹ cần lo lắng?
Số lần đi ngoài của trẻ phụ thuộc vào độ tuổi của bé, bú sữa mẹ hay bú sữa bình và những dấu hiệu trong ba ngày lọt lòng đầu tiên. Vì thế, bố mẹ cần chú ý theo dõi tùy theo từng nhân tố, trường hợp để đánh giá tốt nhất tình trạng sức khỏe của trẻ.
Nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và chế độ dinh dưỡng của từng bé. Bố mẹ cần xác định được nguyên nhân này mới có thể giúp trẻ cải thiện được tình trạng đúng cách. Mong rằng bài viết trên đây của Dầu tràm Tiên Ông sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng và có thể xác định đúng được nguyên nhân gây ra hiện tượng này ở bé nhà mình.