Thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi thơm ngon bổ dưỡng

Ăn dặm là giai đoạn trẻ dễ bị biếng ăn, thiếu chất vì chưa thích nghi với thức ăn mới. Vậy nên, thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng dưới đây sẽ giúp mẹ không còn băn khoăn suy nghĩ sẽ cho bé ăn gì mỗi ngày mà vẫn đảm bảo đủ chất.

thuc don 30 ngay an dam cho be 6 thang

I. Tại sao cần lên thực đơn ăn dặm 30 ngày cho bé 6 tháng tuổi

Việc xây dựng thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đủ dưỡng chất giúp đường ruột của bé phát triển khỏe mạnh và mẹ cũng dễ dàng hơn khi chuẩn bị bữa ăn cho con mỗi ngày.

Ăn dặm là cột mốc phát triển dinh dưỡng quan trọng nhất của trẻ, khi con dần chuyển từ thức ăn dạng lỏng sang dạng rắn với nguồn thực phẩm đa dạng, giàu dưỡng chất hơn. Để con làm quen tốt với thức ăn mới, mẹ nên tập cho bé từ từ từng bước với các nhóm thực phẩm khác nhau.

Tuy sữa mẹ là dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhưng khi đến giai đoạn này, sữa mẹ sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ nữa nên ăn dặm là điều rất cần thiết.

II. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cần đảm bảo dinh dưỡng gì?

thuc don 30 ngay an dam cho be 6 thang

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm lý tưởng nhất cho bé tập ăn dặm là khi tròn 6 tháng tuổi. Lúc này, cơ thể trẻ cần khoảng 700kcal/ngày để hoạt động. 

Trong khi đó, nếu bú sữa mẹ, trẻ chỉ được cung cấp khoảng 450kcal/ngày nên ăn dặm vào thời điểm này là thực sự cần thiết để bù đắp lượng dinh dưỡng thiếu hụt. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cần bổ sung những dưỡng chất sau để bé tăng cân, phát triển toàn diện:

  • Chất béo: Có trong đậu xanh, đậu đen, đậu nành, đậu đỏ, hạt vừng, gạo tẻ, gạo nếp,…
  • Vitamin: Có trong các loại trái cây, quả, rau củ,….
  • Tinh bột: Bánh mì, khoai tây, các loại ngũ cốc,…
  • Chất đạm: Các loại đậu, sữa, trứng, phô mai, cá, thịt bò,…
  • Chất sắt: Các loại rau có lá màu xanh đậm, đậu đen, đậu tây,…
  • Omega 3: Có trong cá thu, cá trích, cá hồi…
  • Vitamin D: cho bé tắm nắng vào sáng sớm hoặc ăn các món ăn chế biến từ cá hồi

III. Khẩu phần ăn trong ngày của bé 6 tháng tuổi

thuc don 30 ngay an dam cho be 6 thang

Trong thời gian đầu ăn dặm, bé vẫn quen với mùi vị của sữa nên có thể từ chối thử với những thực phẩm mới. Do đó, để bé không bị đói, mẹ không nên cai sữa hoàn toàn mà cần duy trì lượng bú mỗi ngày kết hợp với bột loãng và rau củ khác. Cụ thể, khẩu phần ăn dặm cần cung cấp cho bé mỗi ngày gồm:

  • Quả chín: 50 – 100g
  • Rau củ: 20g
  • Nhóm tinh bột: 20 – 30g
  • Sữa mẹ: 500 – 800ml

IV. Cách chế biến bữa ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

thuc don 30 ngay an dam cho be 6 thang

Theo hướng dẫn của Viện dinh dưỡng, cách chế biến đồ ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi gồm những lưu ý như sau:

1. Sơ chế thực phẩm

Ưu tiên chọn thực phẩm thu hoạch đúng mùa, tươi sạch. Trước khi nấu, mẹ cần rửa sạch và sơ chế thật kỹ để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non yếu của bé.

2. Quy trình nấu ăn

  • Mẹ có thể xay sẵn các loại bột như: đậu xanh, bột gạo, bột yến mạch… và bảo quản trong hũ thủy tinh kín. Tuy nhiên, mẹ nên xay sẵn với lượng bột nhất định, tránh việc để lâu gây mốc.
  • Mẹ nấu bột cho bé theo tỷ lệ 1 gạo:10 nước, dùng đũa khuấy liên tục để bột không không bị vón cục hoặc cháy. 
  • Sau khi bột chín, mẹ cho rau củ được nghiền mịn vào để dinh dưỡng không bị mất đi bởi nhiệt độ cao. 

V. Nguyên tắc cần nhớ khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

thuc don 30 ngay an dam cho be 6 thang

Dưới đây là một số nguyên tắc cần lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm  cho bé 6 tháng tuổi:

  • Cho bé ăn 1 – 2 bữa/ngày
  • Khi khả năng nhai và tiêu hóa của bé tiến bộ, mẹ có thể bổ sung thêm sữa chua hoặc loại trái cây trong bữa phụ
  • Bú 3 – 4 cữ/ngày tùy theo nhu cầu của trẻ
  • Rau củ, trái cây, thịt,… khi thêm vào thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cần được xay nhuyễn để bé ăn dễ hơn
  • Chỉ sử dụng gia vị chuyên dành cho trẻ, không dùng loại của người lớn
  • Cho bé làm quen với đồ ăn dặm theo trình tự: cháo trắng – rau củ – chất đạm (thịt gà, thịt lợn nạc)
  • Tránh cho bé ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng, rối loạn tiêu hóa như: mật ong, đậu phộng…

VI. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi trong 4 tuần

thuc don 30 ngay an dam cho be 6 thang

1. Thực đơn ăn dặm tuần 1

Bé sẽ cần thời gian để thích nghi với thức ăn mới, không chỉ về dinh dưỡng mà còn là cách ăn. Do vậy, với thực đơn ăn dặm cho bé trong tuần đầu tiên, mẹ hãy bắt đầu tập cho bé cách há miệng, nhận thức ăn, cách đảo lưỡi và tập nuốt. Mẹ nên bắt đầu bằng bột loãng với 2-3 thìa nhỏ và nông để trẻ làm quen trong 3 ngày sau đó tăng dần độ đặc lên.

Thực đơn ăn dặm tuần 1
6h 10h 14h 14h30
Thứ 2 Ăn sữa Bột gạo sữa Ăn sữa
Thứ 3 Bột gạo sữa
Thứ 4 Bột gạo sữa
Thứ 5 Bột gạo sữa bí đỏ Chuối xay
Thứ 6 Bột gạo sữa bí đỏ Chuối xay
Thứ 7 Bột gạo sữa bí đỏ Chuối xay
Chủ nhật Bột gạo sữa rau cải bó xôi Táo xay

Bột gạo sữa: Cho 10g bột gạo ( 2 muỗng canh) vào lượng nước vừa đủ và nấu, khuấy đều đến khi bột sôi. Vặn nhỏ lửa đun tới khi bột chín, có thể thêm một ít dầu ăn rồi tắt bếp. Khi bột còn ấm, mẹ trộn 3 thìa sữa rồi khuấy đều, để nguội bớt rồi cho bé ăn.

Bột gạo sữa bí đỏ:

Chuẩn bị: bí đỏ 30g, bột gạo 10g, sữa bột 12g, 1/2 thìa đường, nước 200ml

Thực hiện:

  • Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, luộc hoặc hấp chín rồi tán nhuyễn và lấy 3 thìa canh
  • Cho bột gạo, thêm nước và khuấy đều
  • Cho bột gạo, bí đỏ, đường và phần nước còn lại vào nồi, nấu nhỏ lửa và khuấy đều
  • Đổ bột ra bát, có thể cho thêm một ít dầu ăn. Sau đó thêm sữa bột vào khuấy đều
  • Để nguội bớt và cho bé ăn 1/2 – 1 bát/ngày.

Bột gạo sữa rau cải bó xôi:

Chuẩn bị: 2 chén cải bó xôi, 4 – 5 ly nước nhỏ, sữa bột

Thực hiện:

  • Luộc cải bó xôi đến khi lá rau mềm
  • Cho cải bó xôi vào máy xay sinh tố, thêm nước và xay nhuyễn
  • Đổ súp ra bát, thêm sữa bột, khuấy đều, để nguội và cho bé ăn

2. Thực đơn ăn dặm tuần 2

Thực đơn ăn dặm tuần 2
6h 10h 14h 14h30
Thứ 2 Ăn sữa Bột gạo sữa rau cải bó xôi Ăn sữa Táo xay
Thứ 3 Bột gạo sữa rau cải bó xôi Táo xay
Thứ 4 Bột gạo sữa cà rốt Táo xay
Thứ 5 Bột gạo sữa cà rốt Bơ xay
Thứ 6 Bột gạo sữa cà rốt Bơ xay
Thứ 7 Bột gạo sữa rau ngót Xoài xay
Chủ nhật Bột gạo sữa rau ngót Xoài xay

Bột gạo sữa cà rốt:

Chuẩn bị: Bột gạo 10g, sữa bột 12g, cà rốt 30g, nước 1 bát, đường, dầu ăn

Thực hiện:

  • Cà rốt nạo vỏ, rửa sạch, hấp chín rồi tán nhuyễn
  • Đổ bột và cà rốt vào nồi, thêm nước, đường và nấu với lửa nhỏ sau đó khuấy đều 
  • Đổ ra bát, thêm một chút dầu ăn và sữa bột, để nguội bớt và cho bé ăn.

Bột gạo sữa rau ngót: 

Chuẩn bị: Bột gạo 10g, sữa bột 12g, rau ngót 20g,  nước 1 bát, đường, dầu ăn

Thực hiện:

  • Rau ngót rửa sạch, luộc rồi cho vào máy xay nhuyễn
  • Cho bột gạo, rau ngót , đường và phần nước còn lại vào đem nấu nhỏ lửa, khuấy đều cho tới khi bột chín
  • Đổ bột ra bát, có thể thêm một ít dầu ăn, sau đó cho thêm sữa bột vào khuấy đều
  • Để nguội bớt và cho bé ăn 1/2 – 1 bát/ngày

3. Thực đơn ăn dặm tuần 3

Thực đơn ăn dặm tuần 3
6h 10h 14h 14h30
Thứ 2 Ăn sữa Bột gạo sữa rau ngót Ăn sữa Xoài xay
Thứ 3 Bột gạo sữa khoai tây, cà rốt Đu đủ xay
Thứ 4 Bột gạo sữa khoai tây, cà rốt Đu đủ xay
Thứ 5 Bột gạo sữa khoai tây, cà rốt Đu đủ xay
Thứ 6 Bột yến mạch sữa Sinh tố bơ và chuối
Thứ 7 Bột yến mạch sữa Sinh tố bơ và táo
Chủ nhật Bột yến mạch sữa Sinh tố táo và chuối

Bột gạo sữa khoai tây, cà rốt:

Cách thực hiện tương tự như bột gạo sữa cà rốt. Chỉ thêm 20g khoai tây, đem hấp/ luộc cùng cà rốt và nghiền nhuyễn.

Bột yến mạch sữa:

Chuẩn bị: Yến mạch 50g, sữa bột 2 – 3 thìa và nước

Thực hiện:

  • Cho yến mạch vào 300ml nước, đun sôi nhỏ lửa, khuấy đều cho đến khi yến mạch nở đều
  • Cho ra bát, thêm sữa bột vào, khuấy đều trong 1 phút, để nguội bớt và cho bé ăn.

4. Thực đơn ăn dặm tuần 4

Thực đơn ăn dặm tuần 4
6h 10h 14h 14h30
Thứ 2 Ăn sữa Bột đậu xanh cà rốt Ăn sữa Lê xay
Thứ 3 Bột đậu xanh cà rốt Đu đủ xay
Thứ 4 Bột đậu xanh cà rốt Đu đủ xay
Thứ 5 Bột yến mạch sữa súp lơ xanh Đu đủ xay
Thứ 6 Bột yến mạch sữa súp lơ xanh Sinh tố bơ và chuối
Thứ 7 Bột yến mạch sữa súp lơ xanh Sinh tố bơ và táo
Chủ nhật Bột yến mạch sữa bí đỏ Bơ và sữa xay

Bột đậu xanh cà rốt:

Chuẩn bị: Đậu xanh 10g, bột gạo 10g, cà rốt 20g, nước lọc (hoặc nước hầm rau củ), dầu ăn.

Thực hiện:

  • Ngâm đậu xanh trong 30 phút rồi cho vào hấp chín
  • Cà rốt nạo vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ và hấp chín
  • Xay nhuyễn hỗn hợp cà rốt, đậu xanh với nước
  • Hòa tan bột gạo với nước, nấu trên lửa nhỏ, khuấy đều tay. Khi bột sánh lại thì cho thêm đậu xanh và cà rốt đã xay nhuyễn, khuấy cho đến khi bột chín.
  • Đổ bột ra bát, thêm dầu ăn, để nguội bớt rồi cho bé ăn.

Bột yến mạch sữa súp lơ xanh:

Nguyên liệu: Súp lơ 10g, yến mạch 50g, dầu ăn

Thực hiện:

  • Súp lơ xanh rửa sạch, hấp/ luộc chín rồi xay nhuyễn
  • Cho yến mạch và súp lơ vào 300ml nước và đun sôi, khuấy đều cho đến khi yến nở đều
  • Cho ra bát, thêm sữa bột và một ít dầu ăn, khuấy đều, để nguội bớt rồi cho bé ăn

Bột yến mạch sữa bí đỏ:

Nguyên liệu: Yến mạch 50g, sữa bột 10g, bí đỏ 10g, dầu ăn.

Thực hiện:

  • Bí đỏ rửa sạch, hấp/ luộc chín rồi xay nhuyễn
  • Cho yến mạch và bí đỏ vào 300ml nước và đun sôi, khuấy đều cho đến khi yến mạch nở đều
  • Cho ra bát, thêm sữa bột và một ít dầu ăn, khuấy đều, để nguội bớt rồi cho bé ăn

VII. Những lưu ý khi nấu các món ăn dặm cho bé 

thuc don 30 ngay an dam cho be 6 thang

1. Thức ăn phải được nấu chín, nghiền nhuyễn hoặc xay nhỏ

Thực đơn ăn dặm cho bé có thể kết hợp bột dinh dưỡng với các loại rau củ. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý độ nhuyễn của thức ăn để tránh tình trạng trẻ bị hóc. Mẹ có thể dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn hoặc dùng nồi ủ cháo để ninh thực phẩm rồi sau đó rây hoặc xay nhuyễn.

2. Không dùng nước lạnh nấu cháo 

Khi nấu cháo cho bé, mẹ nên dùng nước nóng để giữ được các chất dinh dưỡng có trong gạo. Việc dùng nước lạnh sẽ khiến hạt gạo ngấm nước và trương lên kéo theo chất dinh dưỡng bị nở và hoà tan. Hơn nữa, việc sử dụng nước lạnh nấu cháo sẽ tốn thời gian hơn và làm hương vị của cháo bớt thơm ngon.

3. Không hâm cháo lại nhiều lần trong ngày

Với các bé 6 tháng tuổi, lượng ăn vẫn còn ít nên khi nấu thức ăn mẹ cần cân nhắc không nên nấu quá nhiều. Nếu như nấu nhiều, mẹ có thể chia nhỏ rồi bảo quản lạnh chứ không nên hâm lại nhiều lần trong ngày để không làm cháo mất các chất vitamin và độ thơm ngon. 

4. Không rã đông thực phẩm bằng nước nóng hoặc để theo nhiệt độ phòng 

Các thực phẩm tươi như thịt cá bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh khi cần lấy ra chế biến cho bé thì không nên rã đông bằng nước sôi hoặc ở nhiệt độ phòng. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.  

Bên cạnh đó, rã đông bằng nước nóng còn làm cho các chất dinh dưỡng bị hao hụt, đồng thời cũng làm giảm độ tươi ngon của thực phẩm.

Cách tốt nhất là trước khi chế biến, mẹ nên rã đông thực phẩm trong ngăn mát tủ lạnh để đảm bảo độ tươi ngon và chất dinh dưỡng. 

5. Chọn rau củ theo mùa

Việc lựa chọn các loại rau củ theo mùa sẽ giúp đảm bảo được độ tươi ngon, đồng thời tránh được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật một cách tối đa. Tốt nhất, mẹ nên chọn các loại rau củ quả tự trồng hoặc trồng theo phương pháp hữu cơ để chế biến thực đơn cho bé. 

VIII. Một số điều cần tránh khi cho bé 6 tháng ăn dặm

thuc don 30 ngay an dam cho be 6 thang

1. Tránh thức ăn nóng

Mẹ phải chắc chắn rằng khi cho bé ăn, thức ăn đã được nấu chín và để nguội tránh gây bỏng lưỡi, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của bé. Từ đó làm bé sợ ăn, ăn không ngon và làm mất cảm giác với thức ăn.

2. Tránh nóng vội 

Ăn dặm với bé là một quá trình dài, đòi hỏi mẹ cần có sự kiên trì, nhẫn nại, không nên nóng vội mà hãy cho bé ăn từ ít đến nhiều và đừng ép bé ăn nếu bé không muốn.

3. Tránh các thức ăn có nguy cơ dị ứng cao

Mẹ nên tránh các loại thực phẩm như trứng, mật ong, đậu phộng,…bởi chúng không phù hợp cho trẻ dưới 1 tuổi. Các loại thực phẩm này sẽ làm bé dễ bị dị ứng hoặc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non yếu.

4. Tránh cho bé ăn theo khẩu vị của bản thân mình 

Đây là một lưu ý quan trọng khi tiến hành cho bé ăn dặm. Nhiều mẹ thường có thói quen cho trẻ ăn theo khẩu vị của mình. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, với trẻ dưới 1 tuổi, không được nếm các gia vị như nước mắm, muối, bột ngọt vào các món ăn dặm.

5. Tránh dừng việc cho con bú sữa mẹ

Sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé trong giai đoạn này. Do đó mẹ không nên dừng việc bú sữa của bé. Từ 6 – 9 tháng, bé bú sữa mẹ và ăn 2 – 3 bữa ăn dặm/ngày. Từ 10 – 12 tháng, bé bú mẹ, ăn 3 – 4 bữa ăn dặm/ngày.

Trên đây là thực đơn chi tiết cho 30 ngày ăn dặm đầu tiên của bé 6 tháng tuổi. Với những thông tin trên, Dầu tràm Tiên Ông hy vọng bố mẹ sẽ biết cách đa dạng bữa cho con nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng.

Đánh giá
qik hair viêm khớp gối