Thông thường, với phụ nữ đẻ mổ thì vết mổ rất sâu và dài, nên sau khi hết thuốc mê, sản phụ sẽ cảm thấy đau và khó chịu. Nếu không kiêng cữ cẩn thận, vết mổ không chỉ lâu hồi phục mà còn bị nhiễm trùng và để lại những hậu quả lâu dài. Nếu bạn chưa biết kiêng cử sau sinh mổ, kiêng gì để có sức khỏe tốt thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Dầu tràm Tiên Ông.
1. Phụ nữ cần kiêng cữ sau sinh mổ trong thời gian bao lâu?
Theo các bác sĩ sản khoa, thông thường mẹ bầu nên kiêng cữ trong khoảng 42 ngày sau khi sinh mổ là tốt nhất, khoảng thời gian này thường lâu hơn so với những mẹ bầu sinh thường. Tuy nhiên, nếu càng kiêng cữ lâu thì về sau bạn sẽ không cảm thấy đau nhức mỗi khi trái gió hay thời tiết thay đổi.
2. Phụ nữ sau sinh mổ nên làm gì?
Để sản phụ sau khi sinh mổ nhanh hồi phục, cần cẩn trọng việc vệ sinh vết mổ, chế độ sinh hoạt, cung cấp đầy đủ thực phẩm và dưỡng chất trong thực đơn hàng ngày:
- Ngày đầu sau mổ nên uống nước lọc, nước đường và cháo đến khi xì hơi được mới bắt đầu bổ sung thêm các thực phẩm khác. Từ ngày thứ 2 trở đi, bạn có thể ăn uống bình thường, nên ăn nhiều các thực phẩm giàu canxi và đạm. Đồng thời uống nhiều nước để có nhiều sữa cho em bé bú.
- Ngủ đủ giấc giúp mẹ sau sinh thấy sảng khoái, có nhiều sữa cho con bú và giảm bớt cảm giác stress.
- Bổ sung các loại vitamin A, B, C, K để tăng khả năng tổng hợp collagen, đa dạng hóa của các nguyên bào sợi, giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Vitamin K giúp cầm máu ở giai đoạn đầu sau sinh. Bên cạnh đó các thực phẩm giàu sắt, canxi, kẽm… làm lành vết mổ một cách nhanh hơn.
- Nên thường xuyên thay đổi thực đơn để kích thích sự thèm ăn, tránh sự nhàm chán, không nên ăn các thức ăn chưa được chín kỹ hoặc lạnh.
- Nên dùng nghệ và gừng trong chế biến món ăn để giúp làm ấm cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch cho niêm mạc ruột.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, khi cảm thấy đỡ đau và thoải mái hơn thì nên ngồi dậy và đi lại để lưu thông khí huyết, tránh dính ruột và viêm tắc tĩnh mạch.
- Nên tắm rửa mỗi ngày để tránh bị nhiễm trùng và cần thận trọng với vết mổ. Không nên ngâm lâu trong nước, chỉ nên tắm trong tầm từ 5 – 10 phút. Nên tắm trong phòng tắm kín gió, tắm bằng nước ấm và lau khô người sau khi tắm xong. Sau khoảng 3 – 4 ngày sau sinh, sản phụ có thể gội đầu và nên lau khô tóc nhanh. Vệ sinh vùng âm đạo sạch sẽ, dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm để rửa.
3. Cần kiêng cử sau sinh mổ những gì?
Sau sinh mổ, mẹ bầu cần kiêng cữ một số điều dưới đây để vết mổ nhanh hồi phục và ổn định sức khỏe.
3.1. Không nên nằm ngửa lâu
Danh sách đồ đi sinh cho mẹ và bé rất cần thiết
Ngay sau khi sinh, bạn cần nằm ngửa để ổn định vết mổ. Khi hết thuốc tê, bạn hãy trở mình nằm nghiêng bởi nếu nằm ngửa lâu trên mặt phẳng sẽ khiến tử cung co thắt mạnh hơn và bạn sẽ thấy rất đau đớn. Khi nằm, bạn nên kê gối mỏng sau lưng để cảm thấy dễ chịu hơn.
3.2. Không nằm một chỗ quá lâu
Sau khi sinh mổ, các sản phụ thường được khuyên nên nằm nghỉ ngơi để không tác động đến vết mổ. Tuy nhiên, bạn không nên nằm một chỗ quá lâu. Sau khi sinh khoảng 24 giờ, bạn hãy cố đứng dậy đi lại và vận động nhẹ nhàng để kích hoạt hệ tiêu hóa hoạt động, đồng thời giúp phòng ngừa tắc nghẽn tĩnh mạch và chứng dính ruột nguy hiểm.
Nếu bạn chưa thể đứng dậy đi lại thì thỉnh thoảng hãy thay đổi tư thế nằm, massage cổ tay, lòng bàn chân để máu được lưu thông tốt hơn.
3.3. Không nên ăn quá no sau mổ
Ca sinh mổ lấy đi nhiều sức lực của sản phụ nên sau khi sinh bạn thường rất dễ bị đói và muốn ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, khi mổ, ruột và thành dạ dày của bạn đều bị tác động khiến cho việc tiêu hóa thức ăn kém hiệu quả hơn. Do vậy, nếu ăn quá no sẽ khiến thức ăn bị tích tụ lại và gây nên tình trạng đầy hơi, táo bón.
Ngoài ra, ăn quá no gây ảnh hưởng đến vết mổ do dạ dày phình to gây áp lực lên da bụng và làm vết mổ căng ra, gây đau, lâu lành vết thương, có thể gây rỉ máu ở vết mổ.
3.4. Không tắm nước lạnh
Sau khi sinh, cơ thể sản phụ rất yếu nên dễ bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng. Do vậy, bạn không nên tắm nước lạnh, nhất là tắm về đêm hoặc uống nước lạnh vì sẽ gây tổn thương cho cơ thể. Nên tắm và uống bằng nước ấm để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, bạn nên tắm bằng vòi hoa sen, hạn chế ngâm mình trong bồn tắm và cần lau khô cơ thể bằng khăn mềm, chú ý đến vết mổ để tránh nhiễm trùng.
3.5. Kiêng đồ ăn tanh, dầu mỡ
Sau khi sinh, toàn bộ cơ thể của sản phụ đều suy yếu, trong đó có hệ tiêu hóa. Do vậy, nếu bạn ăn thức ăn tanh, nhiều dầu mỡ sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày, dễ gây tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng. Khi đau bụng, dạ dày và cơ bụng sẽ bị co thắt và tác động đến vết mổ, gây đau cho mẹ bỉm.
Ngoài ra, đồ ăn tanh và nhiều dầu mỡ còn giảm chất lượng sữa, dẫn đến gây hại hệ tiêu hóa còn non yếu của bé, khiến trẻ bị tiêu chảy, táo bón.
Vì thế, sau khi sinh bạn nên ăn đồ ăn dễ tiêu hóa, kiêng những thực phẩm như cá, cua, ốc, trái cây chua như cam chua, chanh, các loại gia vị có tính chất cay nóng như tiêu, ớt,….để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
3.6. Không làm việc quá sớm
Sau khi sinh, áp lực của công việc dễ làm mẹ bị stress, mất sữa,…Vì thế, bạn nên hạn chế vận động sớm vì dễ khiến vết thương lâu lành, nên tập trung nghỉ ngơi để mau hồi phục sức khỏe.
3.7. Vệ sinh sạch sẽ vùng kín
Những thay đổi cần chú ý và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi
Bất kỳ thời điểm nào phụ nữ cũng cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín để tránh viêm nhiễm. Bạn nên rửa âm hộ mỗi ngày 3 lần bằng dung dịch vệ sinh do bác sĩ chỉ định, không nên tự ý dùng những loại có nồng độ pH quá cao gây mất cân bằng môi trường tự nhiên của âm đạo, dẫn đến tổn thương và vi khuẩn xâm nhập.
Bạn nên mặc quần lót bằng chất liệu 100% cotton dễ thấm hút để giữ cho âm hộ luôn khô thoáng, không nên mặc quần lót quá chật. Nếu thấy âm đạo có dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay.
3.8. Quan hệ tình dục sớm
Dù sinh mổ không ảnh hưởng nhiều đến bộ phận sinh dục nhưng bạn cũng không nên quan hệ tình dục quá sớm do vết mổ và cơ thể của mẹ cần nhiều thời gian để phục hồi. Nếu quan hệ sớm sẽ gây cọ sát và cơ thể phải gồng mình gây giãn vết thương, khiến quá trình hồi phục lâu hơn.
Bên cạnh đó, quan hệ tình dục sớm còn tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn khiến bạn bị nhiễm trùng âm đạo. Theo các chuyên gia, sau khi sinh mổ tầm 6 tuần mới có thể quan hệ tình dục.
3.9. Không nịt bụng ngay sau khi sinh
Nhiều sản phụ sợ bụng béo, bụng phệ sau khi sinh, gây mất thẩm mỹ nên đã dùng nịt bụng để lấy lại vóc dáng một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, dùng nịt bụng quá sớm sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
Nịt bụng tác động trực tiếp vết mổ, khiến vết mổ bị bí, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và dễ bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, nịt bụng còn khiến máu khó lưu thông nên ảnh hưởng đến các cơ quan khác bên trong ổ bụng.
Vì vậy, nếu muốn dùng nịt bụng như một cách lấy lại vóc dáng sau sinh, bạn nên dùng sau khi vết mổ đã hoàn toàn hồi phục và cơ thể đã hoàn toàn khỏe mạnh.
4. Những dấu hiệu cần lưu ý sau khi sinh mổ
Sau sinh mổ, cơ thể mẹ bầu có thể có một vài phản ứng như bị sốt hay ra sản dịch. Bạn cần quan sát kỹ triệu chứng để có thể xử lý kịp thời và chính xác.
4.1. Sốt
Sốt có thể là phản ứng của cơ thể khi bị nhiễm trùng, khi bạn nằm than hoặc mặc quá ấm hay cơ thể bị thiếu nước. Lúc này bạn nên uống nhiều nước và quan sát kỹ càng. Nếu đã mặc thoáng mát hơn nhưng vẫn không cải thiện thì nên đi khám để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng vết mổ.
4.2. Sản dịch
Bị ra sản dịch trong vài ngày sau sinh mổ là dấu hiệu bình thường cho thấy tử cung của bạn đang hồi phục tốt, bạn không cần quá lo lắng về dấu hiệu này. Trong khoảng 3 – 4 ngày đầu sau sinh mổ, sản dịch có màu đỏ tươi, lượng máu dần bớt đi và chuyển sang màu nâu, màu hồng. Đến ngày thứ 10 sau sinh thì sản dịch không màu hoặc có màu hơi vàng.
Trường hợp sản dịch có mùi hôi hoặc đã chuyển sang không màu mà lại quay về màu đỏ tươi thì mẹ bỉm cần đi khám ngay vì có nguy cơ bị nhiễm trùng hậu sản hay bị băng huyết.
4.3. Vết mổ đau, sưng hoặc tiết dịch
Sau sinh mổ, sản phụ nên chú ý giữ vết mổ khô và sạch để tránh nhiễm trùng. Nếu vết mổ sưng tấy và tiết dịch vàng thì bạn nên đi khám ngay vì đây là những dấu hiệu bất thường.
Trên đây là những thông tin cần thiết mà Dautramtienong.com đã cung cấp cho bạn về kiêng cữ sau khi sinh mổ. Hy vọng bạn đã có những kiến thức hữu ích và biết cách chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu một cách chu đáo, cẩn thận nhất.
Xem thêm:
Những điều cần làm để phụ nữ kiêng cữ sau sinh thường mau hồi phục
Tổng hợp các tác dụng dầu tràm đối với mẹ và bé