Nguyên nhân và cách điều trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh bạn cần biết

Nấm lưỡi là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh. Mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng bệnh nấm lưỡi sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và thường xuyên quấy khóc, bỏ bú. Bạn cần xác định được nguyên nhân để tìm ra phương án điều trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh dứt điểm. Bài viết sau của Dầu tràm Tiên Ông sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về căn bệnh này. 

nam luoi o tre so sinh

I. Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh còn được gọi là nấm miệng hoặc tưa lưỡi. Nấm lưỡi thực chất là những màng giả mạc màu trắng xuất hiện tại niêm mạc miệng. Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn trẻ sơ sinh đến khoảng 9 – 15 tuổi thì kết thúc.

Nấm lưỡi ban đầu là những chấm trắng nhỏ, sau đó nhanh chóng phát triển và ăn sâu vào lớp niêm mạc lưỡi, vòm họng hình thành nên các mảng giả mạc lớn gây đau, dễ chảy máu.

Không chỉ ảnh hưởng tới trẻ, nấm lưỡi còn truyền cho mẹ trong quá trình bú vì nấm có thể lây nhiễm qua lại giữa ngực của mẹ và miệng của bé. Lúc này, núm vú của mẹ sẽ bị đau, rát bỏng và nổi ban màu hồng.

II. Nguyên nhân gây bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

  • Nấm Candida Albicans phát triển quá mạnh sẽ gây nên bệnh nấm lưỡi ở trẻ.
  • Mẹ bị nhiễm nấm sinh dục và chưa điều trị dứt điểm có thể khiến bé bị nhiễm nấm.
  • Hệ thống miễn dịch của trẻ vốn rất kém nên dễ bị nấm tấn công.
  • Trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày hoặc sai cách có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh, tạo điều kiện cho nấm sinh sôi và gây bệnh.
  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách làm tăng nguy cơ nhiễm nấm.
  • Sử dụng ti giả, núm ti,… bị nhiễm nấm sẽ khiến trẻ bị lây.

III. Các triệu chứng nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh điển hình

nam luoi o tre so sinh

Bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh vì các biểu hiện chủ yếu nằm trên bề mặt lưỡi. Đó là những mảng bám màu trắng hoặc vàng trên lưỡi. Bên cạnh đó, trẻ bị nấm lưỡi thường có các triệu chứng như xuất hiện mảng trắng trên bề mặt, có một số đường nứt nhỏ, nấm mọc ở lưỡi, niêm mạc miệng, mép,…

Những đám màu trắng ngà mọc trên lưỡi lâu ngày sẽ chuyển sang màu vàng nâu, thậm chí lan tới cả vùng niêm họng, thanh môn và thanh quản. Có một số trường hợp nấm lưỡi còn xuống sâu tới phổi, gây ảnh hưởng tới hô hấp của trẻ. 

IV. Cách điều trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh hiệu quả

1. Lời khuyên của chuyên gia khi điều trị nấm lưỡi ở trẻ

Theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Nhi, nấm miệng ở trẻ sơ sinh là bệnh lý thường gặp và không quá nguy hiểm nếu như bạn biết cách nhận biết và xử lý đúng.

Đầu tiên, bạn cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thật sạch sẽ. Sau đó tiến hành điều trị tại chỗ bằng thuốc kháng nấm. Tuy nhiên, bệnh này có thể tái phát liên tục nên bạn cần phải kết hợp điều trị và phòng ngừa nấm quay trở lại.

Ngoài ra, khi sử dụng thuốc kháng nấm, bạn nên lắng nghe ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, bạn không nên lạm dụng dùng nước muối sinh lý để cạo mảng trắng trên lưỡi trẻ hoặc dùng mật ong đánh tưa lưỡi sẽ khiến bệnh càng thêm nghiêm trọng hơn.

2. Biện pháp điều trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

Bạn cần biết cách đánh tưa lưỡi và chọn đúng thời điểm để tránh gây nôn trớ ở trẻ. Thời gian tốt nhất để đánh tưa miệng đó là lúc trẻ đói và trước khi ăn.

Để đánh tưa miệng trị nấm, đầu tiên bạn cần vệ sinh tay sạch sẽ, sau đó lấy miếng gạc quấn quanh ngón tay và nhúng nước sôi để nguội làm mềm miếng gạc. Tiếp theo, bạn hãy dùng miếng gạc thấm thuốc chống nấm và đánh tưa tại các vị trí nấm xuất hiện từ hai má, vùng trong vòm miệng và lưỡi sau cùng.

Hầu hết trẻ đều có thể trị khỏi nấm lưỡi sau khi dùng thuốc điều trị tại chỗ. Nếu không đáp ứng thuốc bôi tại chỗ, trẻ cần kết hợp dùng thuốc viên uống có tác dụng toàn thân để điều trị. 

nam luoi o tre so sinh

V. Phòng ngừa nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh như thế nào?

  • Sau khi cho trẻ ăn xong, bạn cần vệ sinh khoang miệng và lưỡi bằng cách cho trẻ uống nước lọc.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để lau lưỡi hàng ngày cho trẻ.
  • Đưa trẻ đi khám tại những địa chỉ uy tín để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.
  • Không tùy ý sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc rắc nào trên lưỡi vì nó có thể gây viêm, loét lưỡi.
  • Nếu sử dụng mật ong để rơ lưỡi thì phải cho trẻ uống nước lọc để tráng miệng, tránh lưu lại lượng đường trong miệng và gây bỏng rát lưỡi bé.

VI. Những lưu ý cho cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị nấm lưỡi

1. Chăm sóc trẻ bị nấm lưỡi ở miệng

  • Khi bôi thuốc hoặc vệ sinh răng miệng cho trẻ cần phải rửa tay thật sạch trước.
  • Không hôn lên miệng của bé.
  • Vệ sinh ngực của mẹ trước và sau khi cho bé bú.
  • Vệ sinh sạch sẽ tất cả các vật dụng sinh hoạt của trẻ như bình sữa, ti giả, đồ chơi,…

2. Tiến hành rơ miệng, rơ lưỡi đúng cách

  • Nên tiến hành rơ lưỡi, rơ miệng khi bé đói để tránh tình trạng nôn ói xảy ra.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rơ miệng cho trẻ.
  • Thứ tự rơ thuốc nên bắt đầu từ hai bên má, vùng khác trong vòm miệng và rơ lưỡi cuối cùng.
  • Nên rơ lưỡi từ ngoài vào trong để tránh cảm giác buồn nôn.

3. Chế độ dinh dưỡng dành cho bé bị nấm lưỡi

  • Thực phẩm nên ăn: sữa chua, rau củ quả quả giàu vitamin C.
  • Thực phẩm nên kiêng: thực phẩm nhiều đường, hải sản và đồ ăn cay nóng.

nam luoi o tre so sinh

Mặc dù nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh không đe dọa tới tính mạng nhưng nếu chậm trễ trong việc điều trị có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé. Bạn có thể dựa vào các triệu chứng điển hình mà Dầu Tràm Tiên Ông chia sẻ ở bài viết trên để nhận biết và có phác đồ điều trị lẫn phòng ngừa phù hợp.

Đánh giá
qik hair viêm khớp gối