Những thay đổi cần chú ý và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi đòi hỏi mẹ phải có những hiểu biết nhất định để chăm bé được tốt nhất. Bài viết sau đây của Dầu tràm Tiên Ông sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích về sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi, cũng như một số lưu ý khi chăm sóc trẻ.

Nhung thay doi va cach cham soc tre so sinh 1 tuan tuoi

1. Những thay đổi của trẻ trong 1 tuần tuổi

  • Đầu của bé hơi có hình nón, không tròn khi sinh ra qua đường âm đạo hoặc do tác động từ các thiết bị hỗ trợ sinh sản như giác hút, kẹp forceps,…
  • Nếu bé bị sưng xung quanh mặt và mắt, vài ngày sau tình trạng đó sẽ giảm bớt. Tương tự, những vết bầm tím xuất hiện ở mặt hoặc đầu cũng sẽ mất dần. Tuy nhiên, nếu trẻ có các vết bầm tím, đặc biệt các ổ tụ máu lớn thì thường có nguy cơ bị vàng da sơ sinh, hãy thông báo ngay cho bác sĩ biết.
  • Một hoặc nhiều vết bớt cũng có thể có trên người bé, được xuất hiện ngay khi sinh ra hoặc sau sinh vài ngày. Các bớt này lành tính và khá phổ biến nên không cần chăm sóc y tế đặc biệt.
  • Cân nặng của trẻ có thể giảm nhẹ, mức trọng lượng của con thường giảm đi khoảng 10% trong vài ngày đầu tiên và trở lại cân nặng ban đầu trong khoảng 10-14 ngày sau sinh. Sau đó, trẻ sẽ bắt đầu tăng cân, khoảng 110-200g mỗi tuần trong vài tháng đầu, trung bình 750gr mỗi tháng trong 6 tháng đầu.
  • Trẻ được bác sĩ hẹn thăm khám để đánh giá về sự phát triển não bộ của con và đưa ra hướng dẫn cho cha mẹ. Trung bình, chu vi vòng đầu khoảng 35cm ở bé gái và 36cm ở bé trai. Sau đó, chu vi vòng đầu thường tăng khoảng 3cm/tháng trong 3 tháng đầu và khoảng 15cm trong năm đầu tiên.

Nhung thay doi va cach cham soc tre so sinh 1 tuan tuoi

Top 10+ mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm

2. Sự phát triển của trẻ trong 7 ngày đầu sau sinh

  • Khi được 1 tuần tuổi, trẻ bắt đầu phát triển các giác quan và hoàn thiện một số bản năng để thích ứng với môi trường ngoài bụng mẹ. Bé bắt đầu học cách bú, tiêu hóa sữa và thiết lập hệ miễn dịch hệ vi sinh vật đường ruột.
  • Giai đoạn này, trẻ vẫn chủ yếu phản ứng dựa vào khứu giác và xúc giác nên ba mẹ cần cố gắng tiếp xúc da kề da càng nhiều càng tốt. Trẻ có các phản xạ như giật mình khi có tiếng động lớn, run người, giật người khi đang ngủ, tất cả là phản xạ bình thường. Tầm nhìn của trẻ chỉ tập trung được trong khoảng cách gần khoảng 30-38cm, bằng khoảng cách trẻ đang bú nhìn lên mặt mẹ.
  • Vào khoảng 1 tuần tuổi, nhịp thở của trẻ sẽ thường không đều với các cơn ngưng thở ngắn không quá 15 giây là hoàn toàn bình thường, nhiều nhất là lúc ngủ.
  • Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi có khả năng nâng nhẹ đầu lên khi được đặt nằm sấp. Tuy nhiên, trẻ vẫn chưa đủ khả năng kiểm soát đầu và luôn cần có sự giúp đỡ từ ba mẹ.
  • Ba mẹ có thể giao tiếp với bé bằng giọng nói, cử chỉ tiếp xúc, thị giác và khứu giác, chạm nhẹ nhàng vào bé, âu yếm, mỉm cười và nhìn con trìu mến sẽ giúp truyền đạt tình yêu thương của mình với trẻ.

3. Mách mẹ các cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Nhung thay doi va cach cham soc tre so sinh 1 tuan tuoi

Tổng hợp các tác dụng dầu tràm đối với mẹ và bé

3.1. Chăm sóc dây rốn

Dây rốn của bé sẽ tự rụng sau khoảng một tuần, cha mẹ cần đảm bảo dây rốn của bé luôn được khô sạch. Nếu dây rốn ướt và chảy dịch vàng hãy vệ sinh cho con bằng nước muối sinh lý 0,9 % và bôi dung dịch sát khuẩn Betadine pha loãng 1/10.

3.2. Tắm cho trẻ

Chuẩn bị nước tắm cho trẻ với nhiệt độ thích hợp từ 32-37,7 độ C. Phòng tắm nên kín gió, có thể ngâm cả người bé vào trong nước và vệ sinh từ trên xuống dưới, không để bé ngâm quá lâu trong bồn tắm. Sau đó, lau khô cơ thể bé bằng khăn khô mềm và mặc quần áo theo mùa.

3.3. Thay tã

Trong 1 tuần tuổi, trẻ vẫn sẽ bài tiết phân su (hỗn hợp các tế bào da, chất nhầy và các chất khác mà bé nuốt vào khi sinh), phân của bé sẽ thay đổi từ chất nhầy, màu xanh lá cây, sang phân chuyển tiếp màu xanh lá cây/màu vàng, sang nhu động ruột màu vàng thường xuyên hơn của trẻ lớn. Nhớ kiểm tra tã bỉm cho trẻ thường xuyên vì bé không thể ngủ yên khi tã quá ướt và không được vệ sinh sạch sẽ.

3.4. Cắt tỉa móng

Cắt tỉa móng tay của bé khi chúng có vẻ dài là rất quan trọng và có thể ngăn ngừa sự trầy xước vào khuôn mặt, mắt của bé. Ba mẹ có thể dùng kéo cắt móng tay cho bé hoặc giũa móng tay khi cắt tỉa. Mẹ nên làm điều này khi bé đang ngủ hoặc ăn để phân tán sự chú ý của bé.

3.5. Vỗ ợ hơi

Mẹ nên thường xuyên vỗ ợ hơi cho bé sau mỗi lần ăn để tránh khí kẹt trong dạ dày và khiến bé khó chịu, quấy khóc. Cố gắng kiên trì vỗ ợ hơi cho con từ 5- 10 phút mẹ sẽ thấy hiệu quả đáng ngạc nhiên.

3.6. Giấc ngủ của trẻ

Trẻ có hiện tượng ngủ li bì mà không có cách nào đánh thức được, thậm chí có trẻ còn ngủ trong vòng 24h làm cha mẹ băn khoăn không biết làm thế nào để bố trí bữa ăn cho con hợp lý. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và là cơ hội để bé hồi phục sau chấn động của sinh nở. Thời điểm này mẹ có thể nghỉ ngơi và hồi sức. 

Lúc này mẹ cần cho con ăn thường xuyên hơn cứ mỗi 3h/lần hoặc nhiều hơn nếu muốn. Trẻ có thể ngủ gật khi đang bú sữa mẹ, mẹ lưu ý gãi má hoặc xoa trán giúp con hồi tỉnh để có một bữa ăn hiệu quả.

3.7. Nấc cụt

Theo bác sĩ Nhi khoa Christopher Green, nấc cụt ở trẻ xảy ra khi ăn no, do dạ dày đầy tạo sức ép lên cơ hoành, hiện tượng này vô hại và không gây khó chịu cho trẻ. Việc cho ăn hay uống nước càng làm tăng sức ép lên cơ hoành, và không hiệu quả cho chữa nấc. Thường thì để yên trẻ sẽ tự hết nấc cụt.

3.8. Ho, thở khò khè, hắt xì, nghẹt mũi

Thở khò khè, thở nặng hay hắt hơi liên tục ở những bé khỏe mạnh là bình thường nên ba mẹ không cần quá lo lắng. Trẻ sơ sinh thường thở bằng mũi và ít thở bằng miệng, khi đường thở của con bị nghẹt hoặc có vật thể lạ, trẻ không biết rằng chỉ cần ho khạc hay xì mũi cũng có thể giải quyết được vấn đề. Vì vậy, khi con khó thở và khóc, mẹ hãy thử nhỏ nước muối vào mũi con 1 lần/ngày.

3.9. Thở không đều

Trẻ sơ sinh thường có nhịp thở nhanh hơn các bé đã lớn do thể tích phổi của trẻ nhỏ hơn so với tỷ lệ cơ thể. 

Các nghiên cứu cho rằng nguyên nhân của việc thở không đều là do cơ quan cảm ứng xác nhận nồng độ CO2 chưa phát triển hoàn toàn ở trẻ sơ sinh. Nghĩa là thỉnh thoảng con quên mình phải thở, con ngừng thở một chút đến khi nồng độ CO2 đủ để kích hoạt cơ quan cảm ứng trên. 

Nếu con thở không đều, đồng thời da đổi sang xanh xám quanh môi, và có hiện tượng khó thở, ba mẹ hãy gọi ngay bác sĩ.

3.10. Giật mình – co cơ

Giật mình ở trẻ sơ sinh được coi là phản xạ bình thường của trẻ – phản xạ Moro. Phản xạ có thể mạnh đến mức trông như trẻ đang lên cơn co giật. Tuy nhiên, các chuyên gia khoa nhi khẳng định đây là phản xạ bình thường của cơ thể, không đáng lo ngại. 

3.11. Sữa mẹ

Mẹ nên tham khảo tư thế cho con bú đúng, thời gian cho con bú, lịch vắt sữa phù hợp, con ngậm đúng khớp ngậm, thực phẩm tốt cho sữa mẹ,… Việc cho con bú có thể làm mẹ không thoải mái, nhất là khi sữa của mẹ xuống và ngực bị đầy, nhưng sẽ không gây đau đớn hoặc chảy máu. 

Nếu mẹ bị sốt hoặc có đốm đỏ, cứng nào ở ti, có thể báo hiệu nhiễm trùng, vì vậy hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.

3.12. Chăm sóc bản thân

Mẹ nên ăn uống điều độ, uống nhiều nước, tăng cường vắt sữa để có nhiều sữa hơn cho con bú. 

4. Lưu ý một số vấn đề sức khỏe ở trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Nhung thay doi va cach cham soc tre so sinh 1 tuan tuoi

Quá trình phát triển & Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

  • Dính mắt

Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi thường bị dính hoặc chảy dịch ở mắt, nguyên nhân là do bị tắc ống dẫn lệ. Vấn đề này sẽ thường tự hết nhưng mẹ vẫn nên nhẹ nhàng làm sạch mắt và massage vùng khóe mắt cho bé để tình trạng này cải thiện nhanh hơn.

  • Phát ban

Trẻ sơ sinh có thể bị phát ban nhiều loại nhưng thường sẽ không quá nghiêm trọng. Nếu mẹ cảm thấy lo lắng về tình trạng phát ban của trẻ, hãy liên hệ ngay bác sĩ để được kiểm tra.

  • Tiêm chủng

Trong 1 tuần tuổi, trẻ sẽ được tiêm vắc xin phòng bệnh lao và vắc xin viêm gan B. Các loại vắc xin này được tiêm rất sớm để bảo vệ trẻ tránh nhiễm bệnh từ thành viên trong gia đình hoặc có thể không biết mình có mầm bệnh.

5. Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

Nhung thay doi va cach cham soc tre so sinh 1 tuan tuoi

Hầu hết trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi cần cho bú khoảng 2-3 giờ/lần, hoặc 8-12 lần/ngày. Thông thường, trẻ chỉ bú được khoảng 15 ml sữa/ lần trong khoảng 2 ngày đầu tiên. Sau đó, lượng sữa mỗi lần bú có thể tăng lên 30-60 ml/ lần.

Dựa vào số lượng bỉm cần thay, mẹ có thể nhận biết trẻ ăn đủ hay không. Những ngày đầu, trẻ thường tiểu ít, chỉ ướt 2-3 bỉm mỗi ngày, sau đó trẻ sẽ đi nhiều hơn khoảng 1-3 giờ/t lần hoặc ít nhất là 4-6h/lần tiểu ướt bỉm. Tần suất đi ngoài thường thay đổi nhiều và phụ thuộc vào việc trẻ bú mẹ hay bú sữa bình.

6. Dấu hiệu cảnh báo bé đang gặp nguy hiểm

Trẻ sơ sinh rất dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng do trong quá trình sinh nở hoặc chăm sóc, một số dấu hiệu nguy hiểm mà cha mẹ cần phải đưa trẻ đi khám gấp như: Thở rít khi nằm yên, ngủ li bì khó đánh thức, bú kém hoặc bỏ bú, co giật, thở khò khè, sốt hoặc hạ nhiệt độ, da xanh tím, thở rên hoặc tiểu dưới 4 lần/ngày,…

Trên đây là các thông tin về sự phát triển và cách chăm sóc trẻ 1 tuần tuổi mà Dautramtienong.com muốn cung cấp đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích để chăm sóc tốt nhất cho thiên thần nhỏ của mình.

Xem thêm:

Top 10+ cách điều trị viêm xoang hàm tại nhà đơn giản & hiệu quả

Đánh giá
qik hair viêm khớp gối