Có nên xông tinh dầu tràm trong phòng ngủ hay không?

Tinh dầu tràm được chiết xuất từ cây tràm bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Do đó loại tinh dầu thiên nhiên này rất an toàn đối với người sử dụng và mang lại nhiều hiệu quả vượt trội. Việc sử dụng tinh dầu thiên nhiên không chỉ giúp cho căn phòng của bạn có hương thơm đặc trưng mà còn giúp bạn ngủ ngon, giảm đau đầu, mệt mỏi,… Nếu bạn chưa biết có nên xông tinh dầu tràm trong phòng ngủ hay không thì hãy đọc ngay bài viết của Dầu tràm Tiên Ông dưới đây để tìm hiểu. 

Co nen xong tinh dau tram trong phong ngu

1. Tổng quan về tinh dầu tràm 

Tinh dầu tràm hiện là loại tinh dầu phổ biến nhất và được nhiều gia đình lựa chọn. Sản phẩm này có thể sử dụng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ nữ có thai với rất nhiều công dụng hữu ích như: hỗ trợ đường hô hấp, làm ấm cơ thể, xua đuổi côn trùng,… Đặc biệt, hương thơm của tinh dầu tràm còn giúp thanh lọc không khí, sát khuẩn trong không gian sống lẫn văn phòng làm việc, mang đến cho người dùng môi trường sống thoải mái hơn. 

Xông tinh dầu tràm đúng cách giúp kích thích tuyến mồ hôi thải độc từ cơ thể ra ngoài, làm sạch lỗ chân lông, giảm độc tố và muối thừa bên trong cơ thể, giúp trị mụn, thải độc cho da, làm dịu nhẹ vết sưng do mụn viêm gây ra. 

2. Có nên xông tinh dầu tràm trong phòng ngủ không?

2.1. Ưu điểm của xông tinh dầu tràm

Co nen xong tinh dau tram trong phong ngu

Xông tinh dầu tràm giúp người dùng thư giãn, thoải mái sau một ngày làm việc vất vả. Bên cạnh đó, tinh dầu tràm còn làm sạch các loại vi khuẩn lây nhiễm bệnh trong không khí, tỏa mùi hương dịu nhẹ trong phòng ngủ của bạn.

Đặc biệt, tinh dầu tràm còn giúp cải thiện tình trạng mất ngủ đối với những người bị mất ngủ kinh niên thì khi xông tinh dầu tràm sẽ cải thiện triệu chứng rõ rệt, có thể chìm vào giấc ngủ tốt hơn.

Với những ngày thời tiết trở lạnh, việc xông tinh dầu tràm ở trong phòng ngủ sẽ giúp cho không khí trong phòng ấm hơn, giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và tránh được cảm lạnh.

Khi xông tinh dầu tràm trong phòng ngủ có khả năng làm những người đang bị cảm cúm, cảm lạnh phục hồi sức khỏe nhanh hơn, hỗ trợ điều trị nghẹt mũi, sổ mũi hiệu quả.

2.2. Nhược điểm của xông tinh dầu tràm

Để lưu giữ mùi hương khi xông phòng bằng tinh dầu tràm, bạn phải đóng kín cửa phòng. Đối với một số người, điều đó làm họ cảm thấy khá bí bách, khó chịu.

Đối với những người có cơ địa nhạy cảm thì việc xông tinh dầu tràm ở phòng ngủ cả đêm sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp cũng như sức khỏe của họ.

Vì vậy, bạn có thể xông tinh dầu tràm khi ngủ nhưng cần cân nhắc những yếu tố khác như lựa chọn cách xông tinh dầu, cách bố trí phòng ngủ,…

3. Những lợi ích của việc xông nhà bằng tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm như một “món quà của thiên nhiên ban tặng”, được sử dụng với nhiều mục đích như chăm sóc sức khỏe, làm đẹp,…

Co nen xong tinh dau tram trong phong ngu

Những lợi ích và cách xông tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh hiệu quả

3.1. Xua đuổi côn trùng, kháng khuẩn tốt

Ngoài tinh dầu bạc hà, tinh dầu chanh sả, tinh dầu tràm có tác dụng rất tốt trong việc xua đuổi côn trùng, nhất là ruồi muỗi.

Đặc biệt, thành phần trong tinh dầu tràm tạo khả năng kháng khuẩn tốt, làm sạch không khí, chống lại nguy cơ phát triển của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. 

3.2. Tăng sức đề kháng

Nhiều người lựa chọn cách xông nhà bằng tinh dầu tràm nhằm tăng cường sức đề kháng cho các thành viên trong gia đình bởi nó có khả năng kháng khuẩn, phòng cảm cúm, bảo vệ sức khỏe khỏi các bệnh vặt khi thời tiết thay đổi.

Ngoài ra, khi xông nhà bằng dầu tràm đúng cách còn giúp cho không khí căn nhà trở nên ấm áp và thoải mái hơn.

3.3. Tỏa hương thơm dịu nhẹ giúp cải thiện giấc ngủ

Không mang đến mùi thơm ngọt cho không gian nhà như các loại tinh dầu hương hoa hồng, hoa oải hương,… nhưng tinh dầu tràm vẫn được ưa chuộng nhờ đặc tính sát khuẩn, hương thơm thanh mát, nhẹ nhàng, dễ chịu và cải thiện giấc ngủ hiệu quả.

Sau khi xông nhà bằng dầu tràm, không gian sẽ trở nên trong lành, thoáng khí và giảm hẳn mùi ẩm mốc, mang đến cảm giác sạch sẽ thoáng mát, lan toả hương thơm tự nhiên. 

Xông tinh dầu vào buổi chiều tối còn giúp tinh thần thoải mái, thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi và bạn sẽ có giấc ngủ ngon hơn.

4. Hướng dẫn cách xông phòng bằng tinh dầu tràm đơn giản

Co nen xong tinh dau tram trong phong ngu

Xông tinh dầu tràm có tác dụng gì & Cách xông tinh dầu tràm hiệu quả

Cũng tương tự như cách sử dụng các loại tinh dầu khác, xông nhà bằng dầu tràm rất đơn giản. Bạn chỉ cần nhỏ một vài giọt tinh dầu tràm vào đèn xông, máy khuếch tán tinh dầu hoặc máy tạo ẩm.

Nếu không có đèn xông, bạn có thể nhỏ một vài giọt dầu tràm vào một miếng bông gòn, đặt ở góc phòng để hương thơm lan tỏa toàn bộ văn phòng.

5. Một số chú ý khi sử dụng dầu tràm để xông nhà 

Co nen xong tinh dau tram trong phong ngu

Xông nhà bằng dầu tràm có thể áp dụng tại phòng khách, phòng ngủ,…với nhiều tác dụng hữu ích. Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả, bạn cần chú ý những điểm sau:

  • Cần lựa chọn cách xông tinh dầu và cách bố trí phòng ngủ khi xông sao cho hợp lý. Chẳng hạn với những phòng ngủ không có cửa sổ, việc xông tinh dầu tràm sẽ đạt hiệu quả lưu hương tốt hơn nhưng sẽ làm bạn cảm thấy khá bí bách và khó chịu, nhất là vào những ngày thời tiết nắng nóng.
  • Nên đóng kín cửa phòng để lưu giữ được mùi hương khi xông phòng.
  • Cẩn thận khi sử dụng đèn xông tinh dầu tràm, tránh để đèn cắm điện cả đêm vì dễ xảy ra sự cố chập điện, gây cháy nổ. 
  • Nếu bạn có vấn đề về đường hô hấp, có cơ địa nhạy cảm, không nên xông tinh dầu cả đêm vì sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp cũng như sức khỏe.
  • Vệ sinh đèn xông tinh dầu đúng cách và thường xuyên
  • Chọn địa chỉ cung cấp dầu tràm uy tín, chất lượng

Vừa rồi là những thông tin về có nên xông tinh dầu tràm trong phòng ngủ không và hướng dẫn cách xông hiệu quả. Hy vọng bài viết mà Dầu tràm Tiên Ông cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn sản phẩm loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh và tạo mùi hương dễ chịu cho không gian nhà mình.

Xem thêm:

Tổng hợp các tác dụng dầu tràm đối với mẹ và bé

Cách cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh an toàn và dễ thực hiện

5/5 - (1 bình chọn)
qik hair viêm khớp gối