Nấc cụt là hiện tượng sinh lý bình thường hay xảy ra ở trẻ sơ sinh, tuy không gây hại đến sức khỏe nhưng sẽ khiến trẻ cảm thấy bức bối, khó chịu. Vậy cách trị nấc cho trẻ sơ sinh nhanh và an toàn như thế nào? Hãy cùng Dầu tràm Tiên Ông tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết dưới đây.
I. Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Xảy ra hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh là do sự co thắt không tự chủ của cơ hoành và cơ liên sườn, nếu trẻ dưới 4 tháng tuổi, tần số khoảng 4 – 60 lần/phút. Có thể kể đến một vài nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị nấc, bao gồm:
- Cơ quan tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện, nên thường xuyên xảy ra hiện tượng axit trong dạ dày đi ngược vào thực quản, gọi là trào ngược dạ dày, có thể gây nấc
- Trẻ nuốt nhiều không khí khi bú, đặc biệt là bú bình. Việc bú bình không đúng cách sẽ đẩy một lượng khí đáng kể vào dạ dày của trẻ, nếu lượng khí vượt quá mức chịu đựng của dạ dày, cơ hoành sẽ kích thích, gây ra co thắt và tạo tiếng nấc
- Khi bé bú quá no, dạ dày đến ngưỡng căng sẽ kích thích cơ hoành gây nấc cụt
- Tốc độ bú của bé quá nhanh hoặc mẹ cho bé bú ngay vừa khi dứt cơn khóc
- Khi nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột, không khí lạnh sẽ dễ đi vào phổi của trẻ và tạo ra tiếng nấc
- Cơ thể trẻ dị ứng: bé dị ứng với các protein có trong thành phần của sữa công thức, sữa mẹ hoặc từ những thực phẩm mẹ đã ăn, gây ảnh hưởng đến thực quản
II. Top 10+ cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh nhanh và hiệu quả nhất
Cách tắm dầu tràm cho bé sơ sinh an toàn, hiệu quả nhất
Cách đơn giản nhất để chữa nấc là dùng tay vỗ nhẹ trên lưng bé, mẹ có thể vỗ cả vùng vai nhưng phải thật nhẹ nhàng và dứt khoát. Như vậy sẽ giúp bé mau chóng ợ hơi và hết nấc. Hoặc cho bé uống từng hớp nước nhỏ dừng cơn nấc. Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng một số cách sau để giúp trẻ hết nấc dễ dàng.
1. Hạn chế tối đa việc trẻ nuốt không khí khi ăn
Mẹ hãy điều chỉnh tư thế bú để miệng bé bao trùm hết ti mẹ, giảm việc nuốt nhiều không khí khi bú sẽ giúp trẻ hết nấc.
Nếu bé bú bình mẹ cũng nên điều chỉnh núm vú phù hợp. Núm vú quá nhỏ làm cho bé khó bú và nuốt nhiều không khí. Núm vú quá lớn khiến bé bú nhanh, làm đầy dạ dày, gây áp lực lên cơ hoành và gây nấc.
2. Cho bé ti mẹ hoặc uống một ít nước ấm
Nếu bé bị nấc trước bữa ăn, mẹ có thể cho bú để giúp bé bình tĩnh hơn. Khi bé được thư giãn, cơ hoành cũng sẽ thả lỏng giúp hết nấc nhanh chóng.
Ngoài ra, mẹ có thể cho bé uống một ít nước ấm để làm dịu cơn nấc. Đây là cách được đánh giá là chữa nấc cho trẻ nhanh, an toàn, đơn giản và hiệu quả nhất.
3. Cho bé ăn nhiều cữ nhỏ trong ngày
Khi bé ăn quá nhiều sữa trong một lần, bụng sẽ bị phồng và gây áp lực lên cơ hoành dẫn đến nấc cụt. Mẹ nên chia nhỏ thành nhiều cữ bú trong ngày để tránh tình trạng bé quá no, điều này sẽ hạn chế được bé nấc cụt khi ăn.
4. Vỗ nhẹ phần lưng của bé
Vỗ nhẹ vào lưng bé là cách chữa nấc hiệu quả nhất. Mẹ hãy chụm bàn tay lại vỗ nhẹ nhàng và dứt khoát vùng lưng để giúp bé ợ hơi, như vậy sẽ làm giảm áp lực cơ hoành và hết nấc nhanh nhất.
Phải làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc vào ban ngày?
5. Giữ bé đứng thẳng vài phút sau khi bú
Sau khi ăn xong mẹ nên giữ bé đứng thẳng để tránh trường hợp trào ngược dạ dày, việc này cũng giúp hạn chế nấc cụt.
6. Làm bé xao nhãng bằng các món đồ chơi
Khi bé không tập trung vào cơn nấc nữa thì nó có thể tự biến mất. Mẹ hãy làm cho bé phân tâm bằng cách cho bé đồ chơi yêu thích, núm vú giả hoặc chơi ú òa cùng vé. Khi bé chơi đùa sẽ giúp quên đi cơn nấc nhanh chóng.
7. Massage lưng giúp bé thư giãn
Mẹ hãy nhẹ nhàng massage lưng cho bé vài phút theo hướng thẳng đứng từ dưới lên vai, để giúp bé thư giãn, thả lỏng các gân, cơ, từ đó cơ hoành cũng được thư giãn và hết nấc.
8. Bịt nhẹ lỗ tai của bé
Khi trẻ bị nấc, mẹ dùng hai ngón trỏ bịt hai tai của bé trong khoảng 30 giây rồi bỏ ra và lặp lại từ 2 – 3 lần. Các mẹ nên chú ý làm nhẹ nhàng, cẩn thận tránh làm bé bị đau.
9. Làm cho bé khóc thật lớn để hết nấc
Làm cho bé khóc khi nấc sẽ khiến cho các dây thần kinh thực quản giãn ra, loại bỏ những cơn co thắt ở cơ hoành, như vậy các cơn nấc cụt sẽ biến mất.
10. Gãi lên môi và tai của bé
Khi bé nấc, mẹ hãy dùng ngón tay gãi nhẹ nhàng lên mang tai hoặc môi bé từ 1 – 2 phút. Với mẹo này, các cơn nấc cụt sẽ chấm dứt ngay sau đó.
11. Cho bé ngậm ti giả
Mẹ có thể cho bé ngậm ti giả để giúp cho cơ hoành của con được thư giãn, giảm dần dần và ngừng hẳn các cơn nấc.
12. Để bé tự hết nấc
Bé có thể tự chấm dứt các cơn nấc mà không cần sự can thiệp của bác sĩ. Tuy nhiên nếu nấc kéo dài, mẹ cần áp dụng các biện pháp trị nấc ngay hoặc đưa bé đến bệnh viện.
13. Thay đổi tư thế bú của bé
Mẹ nên để bé nằm nghiêng trên tay hoặc nghiêng về một phía để bú giúp giảm tình trạng bé nuốt không khí cùng sữa. Ngoài ra, mẹ hãy kiểm tra nắp bình sữa thường xuyên để xem có bị hở hay không, tránh không khí lọt vào bình.
14. Cho bé ăn một ít đường
Đường có vị ngọt thanh sẽ giúp bé hết nấc nhanh chóng. Lưu ý: Cách này chỉ áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
15. Sử dụng mật ong
Mẹ dùng gạc rơ lưỡi chấm mật ong và rơ vào miệng bé để giúp bé làm dịu các cơn nấc. Lưu ý: Những bé dưới 1 tuổi dễ bị dị ứng với mật ong và gây ngộ độc, vì vậy mẹ chỉ áp dụng cách này với bé đã đủ 2 tuổi.
16. Dùng hạt cây hồi nấu nước uống
Mẹ dùng một chén nước sôi hãm ít hạt hồi khoảng 15 phút, đợi khi nước còn âm ấm hãy cho bé uống, các cơn nấc sẽ chấm dứt ngay sau đó.
17. Giữ ấm cho bé
Nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến bé dễ bị nấc, mẹ nên mặc quần áo ấm, quấn khăn và ôm bé vào lòng. Khi cơ thể con ấm lên, cơn nấc sẽ tự biến mất. Đây là cách chữa nấc khá đơn giản dễ làm, mang lại cho bé cảm giác được vỗ về an ủi.
III. Các mẹo dân gian chữa nấc hiệu quả, an toàn cho trẻ sơ sinh
Nên massage cho trẻ sơ sinh khi nào là thích hợp nhất?
Mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây để trị nấc cho trẻ:
- Lấy lá trầu không giã nát và đắp vào trán của trẻ
- Dùng cuốn chiếu, đuôi là trầu không hoặc một mảnh giấy nhỏ dán lên trên trán bé
- Sử dụng khăn sữa hoặc rơ lưỡi quấn vào ngón tay trỏ của mẹ, chấm một ít mật ong và nhẹ nhàng đưa vào miệng rơ lưỡi cho bé
IV. Cách phòng tránh nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Một vài phương pháp phòng tránh những cơn nấc ở trẻ sơ sinh mà bạn có thể áp dụng:
- Sau khi ăn xong hãy bế bé ở tư thế thẳng đứng khoảng 20 – 30 phút
- Khi vừa ăn no, hạn chế cho bé thực hiện các hoạt động mạnh
- Hãy cho bé bú lượng sữa ít hơn và chia ra nhiều bữa trong ngày
- Giữ cho bé luôn vui vẻ, bình tĩnh
- Cho bé ăn đúng lúc, đừng đợi đến khi bé đói khóc thì mới cho ăn
- Nếu bé bú bình, hãy dùng bình có thiết kế van chống sặc, sau khi bú được khoảng 3 phút thì cho bé dừng lại nghỉ ngơi
- Nếu bé bú mẹ, hãy đổi bên khi bú, mỗi lần đổi bên cho bé ợ hơi
Trên đây là một số cách giúp trị nấc cho trẻ hiệu quả và nhanh chóng mà Dautramtienong.com vừa chia sẻ. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy tình trạng bé nấc nhiều và kéo dài cũng là dấu hiệu của một vài bệnh như thoát vị cơ hoành, các bệnh về tim, phổi,… thì hãy đưa bé đến các cơ sở y tế để được tư vấn và thăm khám kịp thời.
Xem thêm:
Mắt bé bị đổ ghèn xanh có nguy hiểm không? Cách chữa ra sao?