Sinh con và nuôi con nhỏ là một quá trình dài với rất nhiều sự cố gắng của người mẹ. Muốn con khỏe mạnh và an toàn lớn lên, việc nuôi con bằng sữa mẹ là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải bất cứ mẹ bỉm nào cũng có đủ thời gian và điều kiện để cho con bú sữa mỗi khi cần, vì vậy, việc hiểu rõ cách hâm sữa mẹ nhanh nhất là điều đáng quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu các phương pháp hâm sữa sau đây nhé!
1. Cách rã đông sữa mẹ sau khi lấy từ tủ lạnh
Bảo quản sữa trong ngăn đá tủ lạnh là một trong những cách kéo dài hạn sử dụng của loại thực phẩm này lâu nhất. Người mẹ chỉ cần sử dụng các loại máy hút sữa điện để hút sữa. Khi muốn rã đông sữa cho bé, bạn hãy thực hiện các bước sau để đảm bảo giữ nguyên được vị và chất lượng sữa:
Bước 1: Rã đông sữa trước 24 tiếng sau khi bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh. Bạn có thể bỏ qua bước này nếu sữa chỉ được bảo quản ở ngăn mát. Nếu không có ngăn rã đông thì mẹ có thể bỏ túi sữa vào một chậu đá lạnh rã đông.
Bước 2: Sau quá trình rã đông, sữa sẽ chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng, phần sữa xuất hiện tình trạng tách thành 2 lớp váng sữa và váng dầu, bạn chỉ cần lắc nhẹ để 2 lớp trộn lẫn vào nhau.
Bước 3: Sữa cần được hâm ở nhiệt độ 37 – 40 độ C hoặc sử dụng máy hâm sữa. Đối với máy hâm sữa, chỉ cần chọn đúng chế độ và khởi động máy.
Bước 4: Sau khi thực hiện xong quá trình hâm nóng, mẹ hãy
2. Cách hâm sữa mẹ đã qua trữ đông
Khi muốn cho bé sử dụng sữa, mẹ nên hâm sữa cho bé uống theo các bước được chỉ dẫn dưới đây:
Bước 1: Đem sữa đã rã đông ngâm ở nước ấm với nhiệt độ 37 – 40 độ C. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại máy hâm sữa tiệt trùng giá rẻ để thực hiện bước này. Máy sẽ tự động làm ấm nước đến nhiệt độ chính xác để hâm nóng sữa, nên bạn không lo sữa bị mất chất.
Bước 2: Sau khi hoàn tất quá trình hâm sữa, mẹ nên kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi cho bé ti. Cách đơn giản nhất là nhỏ một ít sữa ra cổ tay để kiểm tra nhiệt độ.
Có một lưu ý nhỏ là trong quá trình hâm sữa có thể bạn sẽ ngửi thấy mùi xà phòng nhẹ nhưng khá khó chịu. Vấn đề này được xem là hoàn toàn bình thường bởi trong quá trình trữ lạnh thì hàm lượng chất emzym lipase trong sữa thì sẽ tạo ra mùi này. Nó không hề gây ảnh hưởng đến chất lượng của sữa.
3. Những điều cần lưu ý trong quá trình hâm nóng sữa mẹ
Toàn bộ quá trình hâm nóng sữa mẹ thường khá đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên để đảm bảo được chất lượng và hương vị của sữa thì mẹ bỉm vẫn cần một vài lưu ý:
Thời hạn sử dụng của sữa mẹ sau khi hâm nóng
Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, sữa mẹ sau khi hâm chỉ có thể sử dụng trong khoảng thời gian là 2 giờ. Nếu trong khoảng thời gian này, bé không dùng hết thì mẹ bỉm cần đổ đi lượng sữa thừa còn lại, tuyệt đối không trữ lại dùng cho lần sau hoặc tiếp tục để bé sử dụng lượng sữa này.
2 giờ được xem là khoảng thời gian an toàn cho sữa, trong toàn bộ thời gian này, sữa sẽ không xuất hiện các tình trạng biến chất hoặc biến đổi về mặt vật lý. Sau khoảng thời gian ấy, sữa sẽ có những sự thay đổi và nếu tiếp tục sử dụng sẽ gây hại đến cho bé. Con có thể gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, nhiễm độc,…
Điều cần lưu ý khi hâm sữa mẹ
Bên cạnh thời gian sử dụng thì vẫn còn một vài lưu ý đến với mẹ bỉm và người chăm trẻ trong quá trình hâm lại sữa mẹ. Tất cả những điểm cần lưu ý này bạn đều nên nắm rõ để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất.
Đầu tiên, mẹ không nên hâm lại sữa cho con bằng lò vi sóng. Thiết bị này có nhiệt độ khá cao và có thể khiến bé bị bỏng cũng như làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có trong sữa mẹ.
Khi hâm lại sữa mẹ đã được trữ đông, bạn cần có quá trình rã đông sữa mẹ trước khi làm ấm, sau khi sử dụng lượng sữa này, nếu thừa thì bạn nên đổ đi thay vì cấp đông lại. Mẹ bỉm cũng không nên hâm nóng sữa cho con ở nhiệt độ phòng vì đây là môi trường mà vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập.
Một lưu ý cuối cùng là trong quá trình hâm nóng sữa, tuyệt đối không nên lắc bình hoặc làm thay đổi nhiệt độ sữa một cách đột ngột. Những hành động này sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng vốn có của sản phẩm.
Chăm trẻ bằng sữa mẹ vốn không hề dễ dàng, mong rằng, bài viết về cách hâm sữa mẹ nhanh nhất trên phần nào đã đem đến cho các mẹ bỉm phương pháp hỗ trợ chăm con hữu hiệu nhất. Đừng quên vẫn còn rất nhiều tip hay dành cho mẹ và bé mà chúng tôi luôn cập nhật trên website nhé!