Trẻ sơ sinh bị rôm sảy mẹ nên tắm lá gì?

Trẻ thường nổi rôm sảy khi thời tiết nắng nóng gay gắt và ẩm ướt. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nếu không chữa trị kịp thời dễ dẫn đến tình trạng viêm da, nhiễm trùng da. Theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng nước lá để tắm để giúp làm dịu da trẻ. Vậy, bé bị rôm sảy tắm lá gì? Cách tắm như thế nào? Hãy cùng Dầu Tràm Tiên Ông theo dõi bài viết sau đây để biết thêm nhiều công thức nước lá tắm cho bé.

be bi rom say tam la gi

I. Nguyên nhân do đâu khiến trẻ bị rôm sảy? 

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn thiện nên vào mùa hè nóng nực, oi bức, độ ẩm không khí cao dễ làm cho các tuyến mồ hôi của trẻ bị tắc nghẽn. Bên cạnh đó, việc mặc quần áo quá dày làm cơ thể bé sản sinh chất nhờn, gây tắc nghẽn các tuyến mồ hôi dẫn đến rôm sảy. 

Các triệu chứng ban đầu để nhận biết hiện tượng rôm sảy ở trẻ nhỏ là xuất hiện các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ và gây ngứa. Trẻ thường bị rôm sảy ở các vùng da đầu, da cổ, ngực, lưng, kẽ nách là những nơi thường tiết ra nhiều mồ hôi. 

II. Tắm nước lá có chữa được tình trạng rôm sảy ở trẻ không?

be bi rom say tam la gi

Thời tiết mùa hè nắng nóng khiến bé ra nhiều mồ hôi nhưng không thể tự điều tiết và đẩy ra ngoài, gây bít tắc lỗ chân lông dẫn đến nổi rôm. Do đó, nếu làm mát da, mát cơ thể từ bên trong thì tình trạng rôm sảy của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể.

Tắm nước lá là cách được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn để chữa rôm cho bé. Việc tắm bằng nước lá cho bé giúp làm dịu da, làm mát và làm sạch bụi bẩn để rôm sảy không có cơ hội lây lan phát triển và dần dần sẽ biến mất. Vì thế, nếu không may bé bị rôm, mẹ có thể chọn cách tắm nước lá cho trẻ, nhưng cần đảm bảo thực hiện đúng cách và an toàn.

III. Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì

1. Tắm bằng nước lá chè xanh

Theo Đông y, chè xanh tính hàn, không độc, vị chát hậu ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, làm lành vết thương, tăng cường hệ miễn dịch và tái tạo cấu trúc làn da. Mẹ sử dụng lá chè xanh để đun nước tắm cho bé giúp cải thiện tình trạng rôm sảy rõ rệt. Khi đun nên để sôi thêm một lúc để lá chè ngấm đến khi nước có màu nâu vàng là đạt.

2. Tắm bằng nước lá sài đất

Lá sài đất có tác dụng làm mát da, thải độc, trị mụn nhọt, rôm sảy, giảm nhiễm trùng và cải thiện tình trạng viêm ngoài da hiệu quả. Ngoài việc nấu nước tắm, mẹ có thể sử dụng lá sài đất rửa sạch rồi giã nát và đắp lên vùng da bị rôm sảy mỗi ngày 1 lần giúp bé dễ chịu hơn.

3. Tắm bằng nước lá bôm bốp

Cây bôm bốp có tác dụng làm mát, làm sạch da nên được các bà, các mẹ dùng trong việc điều trị rôm sảy, hăm tã ở trẻ. Mẹ cắt phần thân và lá cây, rửa sạch rồi nấu nước tắm cho bé liên tục vài ngày thì tình trạng rôm sảy sẽ được cải thiện đáng kể.

be bi rom say tam la gi

Tắm cho trẻ bằng nước lá bôm bốp để giảm rôm sảy

4. Tắm bằng nước lá khế chua

Theo Đông y, lá khế vị chát, tính lạnh, có tác dụng điều trị hiệu quả mụn nhọt, viêm da, rôm sảy, mề đay. Theo Tây y, trong lá khế chua chứa nhiều vitamin A, C và các thành phần khác có tác dụng kháng và diệt vi khuẩn gây bệnh, được sử dụng để điều trị rôm sảy.

5. Tắm bằng nước lá diếp cá

Diếp cá tính mát, vị cay, có khả năng giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm. Mẹ hái rau diếp cá rửa sạch rồi nấu nước tắm, hoặc có thể giã nát và đắp lên vùng da nổi rôm khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch và lau thật khô cho bé trước khi mặc quần áo.

6. Tắm bằng nước lá trầu không

Lá trầu không chứa nhiều vitamin có tác dụng cân bằng độ ẩm, làm dịu da, giúp kháng khuẩn và ngăn chặn nhiễm trùng. Mẹ dùng khoảng 10 lá trầu bánh tẻ đun sôi với 2 lít nước trong khoảng 10 phút, sau đó chắt ra chậu và pha thêm nước lạnh để tắm cho bé.

7. Tắm bằng nước lá dâu tằm

Lá dâu tằm lành tính có tác dụng trị rôm rất tốt. Sau khi tắm nước lá dâu, mẹ có thể dùng đậu xanh nguyên hạt tán mịn rồi thoa lên vùng da nổi rôm của bé, chỉ sau vài ngày các nốt rôm sẽ biến mất nhanh chóng.

be bi rom say tam la gi

Dâu tằm lành tính, trị rôm sảy rất tốt

8. Tắm bằng nước lá ngải cứu

Ngải cứu vị đắng, mùi hăng, được sử dụng trong các bài thuốc trị rôm sảy cho trẻ và điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới. Mẹ chỉ cần dùng 1 nắm lá ngải cứu, rửa sạch, đun sôi với nước, sau đó pha thêm với nước lạnh đến khi vừa đủ ấm thì tắm cho bé, các nốt rôm sẽ dần biến mất sau vài lần tắm.

9. Tắm bằng nước lá rau sam

Rau sam vị chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và sát khuẩn. Mẹ dùng 1 nắm rau sam, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt, sau đó pha thêm nước lã rồi tắm cho bé, giúp trị rôm hiệu quả.

be bi rom say tam la gi

Rau sam vị chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và sát khuẩn

10. Tắm bằng nước lá kinh giới

Rau kinh giới vị cay, tính ấm, chứa 1% tinh dầu cùng các kháng sinh tự nhiên, có tác dụng trị một số bệnh như mụn nhọt, mẩn ngứa, rôm sảy. Mẹ dùng lá kinh giới tươi, giã nhỏ rồi vắt lấy nước, sau đó pha thêm nước lã để tắm cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể phơi khô lá kinh giới rồi bảo quản cẩn thận để dùng dần.

11. Tắm bằng nước cây cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu tính mát, vị ngọt, có khả năng giải độc, sát khuẩn, được dùng nhiều trong các bài thuốc trị sốt, tăng huyết áp, rôm sảy, hăm tã ở trẻ nhỏ. Mẹ sử dụng cỏ mần trầu nấu nước tắm cho bé liên tục trong vài ngày thì tình trạng rôm sảy sẽ được cải thiện đáng kể.

be bi rom say tam la gi

Cỏ mần trầu được dùng trong các bài thuốc trị sốt, tăng huyết áp, rôm sảy, hăm tã

12. Tắm bằng nước lá rau má

Rau má có tác dụng giải nhiệt, tăng cường dưỡng ẩm và hỗ trợ làm liền vết thương, lên da non vô cùng hiệu quả. Mẹ nấu nước rau má, hoặc giã nát vắt lấy nước cốt rồi pha thêm nước lã để tắm cho bé. Hai cách này trị rôm và dưỡng ẩm da cho bé rất tốt.

13. Tắm bằng nước lá tía tô

Mẹ nấu nước lá tía tô để tắm cho bé, hoặc cũng có thể rửa sạch, giã nát rồi lấy nước cốt thấm lên vùng da bị nổi rôm, sau 10 – 15 phút rửa sạch, lau khô bề mặt da bé trước khi mặc quần áo. Thực hiện theo cách này vài ngày thì tình trạng rôm sảy sẽ cải thiện đáng kể.

be bi rom say tam la gi

Tía tô có tác dụng điều trị rôm sảy hiệu quả

14. Tắm bằng nước khổ qua

Khổ qua vị đắng, tính hàn, chứa nhiều vitamin có tác dụng tái tạo da, dưỡng ẩm, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa viêm nhiễm. Mẹ sử dụng khổ qua để nấu nước tắm cho bé liên tục từ 3 – 5 ngày, tình trạng rôm sảy sẽ được cải thiện và da bé sớm trở về trạng thái bình thường.

15. Tắm bằng nước lá nhọ nồi

Nhọ nồi có tên gọi dân gian là cỏ mực là cây mọc dại, lành tính, có tác dụng trong việc điều trị ho, chảy máu cam, rôm sảy, mụn nhọt. Mẹ dùng lá cỏ mực nấu nước tắm cho bé trong vài ngày thì tình trạng rôm sảy sẽ cải thiện đáng kể. 

Cách trị rôm sảy bằng cách tắm lá là phương pháp dân gian thường được các mẹ sử dụng. Tuy nhiên để chắc chắn nhất, bố mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được thăm khám, điều trị và được tư vấn để sử dụng phương pháp tắm lá đúng cách, hiệu quả. 

IV. Vài điều mẹ cần lưu ý khi tắm nước lá chữa rôm sảy cho trẻ

be bi rom say tam la gi

  • Cần biết chắc về nguồn gốc xuất xứ của loại lá để đảm bảo không sử dụng lá nhiễm chất độc, nhiễm các vi khuẩn có hại cho làn da của trẻ.
  • Đun trước một cốc nước lá nhỏ rồi bôi lên da tay của bé và theo dõi xem có phản ứng lạ không.
  • Chỉ tắm cho trẻ bằng nước lá khi có hiện tượng rôm sảy. Nếu vết rôm có mủ, chảy nước, sưng đau thì không nên tắm nước lá mà hãy đưa bé đến khám ở các cơ sở y tế để được hướng dẫn cách điều trị hiệu quả.
  • Mẹ cần ngâm lá qua nước muối, sau đó rửa thật sạch rồi mới nấu nước tắm cho trẻ.
  • Khi tắm, mẹ hãy tắm qua một lần bằng nước ấm, sau đó đến nước lá, cuối cùng là tắm lại bằng nước ấm sạch. 
  • Mẹ nên tắm cho trẻ bằng nước lá ấm khoảng 35 – 38 độ, tắm nhanh trong 5 – 7 phút và từ 2 – 3 ngày là thích hợp nhất.

V. Phòng ngừa rôm sảy ở trẻ khi vào mùa oi bức

Rôm sảy tuy dễ điều trị và không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng làm bé khó chịu, ngứa ngáy, có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và giờ giấc sinh hoạt thường ngày của bé. Vậy nên cách tốt nhất là phòng ngừa từ sớm để trẻ phát triển khỏe mạnh và thoải mái nhất.

Bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để phòng ngừa rôm sảy cho con yêu của mình:

  • Cho trẻ mặc quần áo rộng mãi, không bó sát, không quá dày
  • Môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ, mùa hè nên cho bé nằm điều hòa với nhiệt độ thích hợp
  • Thực đơn hằng ngày có nhiều thực phẩm thanh mát, uống nhiều nước
  • Không nên để bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời khi trời quá nắng gắt
  • Khi trẻ ra nhiều mồ hôi, hãy lau khô cho bé, không nên để mồ hôi nhễ nhại dễ gây nhiễm khuẩn, viêm da, rôm sảy
  • Tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày

Bài viết đã chia sẻ về nguyên nhân, cách phòng ngừa tình trạng rôm sảy ở trẻ em. Đặc biệt là 15 loại nước lá để tắm cho bé, giúp trị rôm sảy cực kì hiệu quả. Dầu Tràm Tiên Ông hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bậc phụ huynh an tâm và dễ dàng hơn trong quá trình chăm sóc bé yêu của mình.

Đánh giá
qik hair viêm khớp gối