Tim thai là một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận biết sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, ăn gì để sớm có tim thai là điều không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây của Dầu tràm Tiên Ông sẽ giúp bạn biết tìm hiểu các loại thực phẩm tốt nhất để bé sớm có tim thai, đồng thời phát triển và duy trì hệ thống tim mạch của trẻ luôn ổn định.
I. Những điều mẹ bầu cần biết về tim thai
1. Tim thai hình thành trong giai đoạn nào của thai kỳ?
Vào khoảng ngày thứ 16 của thai kỳ, phôi thai sẽ xuất hiện 2 mạch máu và hình thành 2 ống dẫn vào tim thai. Lúc này, tim thai sẽ được cấu thành và bắt đầu co bóp như quả tim người bình thường.
Từ tuần thứ 7 trở đi, tim thai sẽ lớn dần và phân chia thành buồng phải, buồng trái. Khi kiểm tra, nhịp tim thường đập khoảng 90 – 110 nhịp/phút và tăng dần mỗi ngày. Ở tuần thứ 9 của thai kỳ, nhịp tim đập nhanh nhất có thể lên tới 140 – 170 nhịp/phút.
Ở tuần thứ 11 – 12 của thai kỳ, tim thai gần như hoàn thiện với nhịp tim ổn định khoảng 120 – 160 nhịp/phút.
2. Khi nào mẹ nghe thấy tim thai?
Thường vào khoảng tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ, bạn có thể nghe thấy tim thai của con qua siêu âm. Một số trường hợp muộn hơn sẽ rơi vào khoảng tuần thứ 8 – 10.
Ở tuần 20 của thai kỳ, nhịp tim thai đã mạnh và rõ nên bạn có thể áp tai vào thành bụng để cảm nhận nhịp tim thai. Nhịp đập càng to, càng dễ nghe chứng tỏ thai nhi càng phát triển khỏe mạnh.
Xem thêm:
Cảm lạnh là gì? Cách xử lý và phòng ngừa khi trẻ bị cảm lạnh?
Top 10+ cách điều trị viêm xoang trán tại nhà hiệu quả
3. Nhận biết tim thai bình thường và tim thai bất thường
Tim thai bình thường là khi thai được 16 tuần tuổi, nhịp tim trung bình đập trong khoảng 120 – 160 nhịp/phút. Trong trường hợp em bé hoạt động nhiều, nhịp tim có thể lên tới 180 lần/phút.
Tim thai bất thường là nhịp tim trung bình đập thấp hơn 120 nhịp/phút hoặc cao hơn 180 nhịp/phút khi siêu âm. Lúc này, bạn cần thăm khám định kỳ và lắng nghe những tư vấn của bác sĩ phụ sản. Bên cạnh đó, bạn nên chú trọng hơn việc bổ sung dưỡng chất để tim thai của con được ổn định.
II. Mẹ bầu nên ăn gì để sớm có tim thai
1. Bổ sung chất đạm
Chất đạm là thành phần quan trọng giúp cấu thành tế bào và các cơ quan trong cơ thể. Do đó, ăn thực phẩm giàu đạm sẽ giúp tim thanh sớm hình thành.
Ban có bổ sung đạm từ nhiều thực phẩm khác nhau như: thịt lợn, thịt bò, trứng, các loại đậu, phô mai,…
2. Bổ sung chất béo
Chất béo khi vào cơ thể người mẹ không chỉ bổ sung năng lượng, tăng cường hấp thụ dưỡng chất để hình thành cơ quan tim mạch, sớm có tim thai mà còn góp phần kích thích trí não bé phát triển.
Để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con, bạn chỉ nên bổ sung chất béo với lượng vừa đủ. Những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh mà bạn nên thêm vào thực đơn hàng ngày như cá hồi, hải sản, cải bó xôi,…
3. Bổ sung chất sắt
Sắt có tác dụng cải thiện tình trạng tim thai yếu, đồng thời hỗ trợ tim mạch hoạt động tốt và tạo ra nhiều hồng cầu.
Bạn nên bổ sung sắt từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau như thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt, gan động vật. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp với các thực phẩm giàu vitamin C để sắt được cơ thể hấp thụ tốt nhất.
4. Bổ sung tinh bột
Bạn nên bổ sung tinh bột vào thực đơn hàng ngày để sớm có tim thai và giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng, đồng thời kích thích sự phát triển toàn diện của trẻ.
Bạn có thể bổ sung tinh bột từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau như: cơm, bánh mì, ngô, yến mạch, gạo lứt, hạt kê,…
5. Vitamin và khoáng chất
Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất sẽ giúp mẹ sớm có tim thai và giúp tăng cường sức đề kháng cho cả hai mẹ con.
Bạn nên ưu tiên bổ sung vitamin và khoáng chất đến từ các loại rau củ quả giàu dinh dưỡng theo mùa như đu đủ, kiwi, chuối tiêu, nho, cải ngọt, mồng tơi,…
III. 5 thực phẩm giúp mẹ bầu để sớm có tim thai
1. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều chất xơ, vitamin B, axit folic, selen,… Đây đều là những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Một số loại ngũ cốc nguyên hạt tốt mà bạn có thể bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày bao gồm: lúa mạch, ngô, hạt kê, gạo lứt,…
2. Rau xanh
Rau xanh là nguồn cung cấp nhiều chất xơ, sắt và các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể. Bạn nên ăn đa dạng các loại rau khác nhau và hạn chế ăn rau sống để đảm bảo an toàn sức khỏe.
3. Protein
Protein là dưỡng chất quan trọng để cấu thành nên các tế bào, giúp thai nhi phát triển tốt nhất. Do đó, bạn nên cung cấp đủ protein trong mỗi bữa ăn hàng ngày để cơ thể khỏe mạnh. Bạn nên ưu tiên chọn các loại thịt có chứa protein tốt như thịt gà, thịt lợn, đậu lăng, phô mai,…
4. Sữa
Sữa là nguồn cung cấp nhiều năng lượng cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, khi sử dụng sữa, bạn nên chọn các thương hiệu sữa uy tín để đảm bảo chất lượng. Nếu có nguy cơ tiểu đường thai kỳ, bạn hãy tham khảo các loại sữa ít béo hoặc sữa không đường.
5. Các loại hạt
Trong hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ rất giàu vitamin E, protein, chất béo, chất xơ,… Bạn nên bổ sung các loại hạt này vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
IV. Lưu ý về chế độ dinh dưỡng thai kỳ cho mẹ
- Không nên sử dụng những thực phẩm để qua đêm hoặc hết hạn sử dụng.
- Không ăn những loại củ đã bị mọc mầm vì có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng tính mạng của mẹ và thai nhi.
- Kiêng hoàn toàn những thức uống có cồn hoặc chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ vì chúng có thể gây đầy bụng, ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của mẹ.
- Khoảng 3 tháng đầu thai kỳ, bạn nên tránh hoàn toàn các thực phẩm gây co bóp tử cung như đu đủ xanh, rau răm, ngải cứu,…
- Trước khi ăn hoa quả, bạn cần rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và hóa chất nếu có.
- Trong suốt giai đoạn mang thai, bạn tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị bệnh mà chưa được bác sĩ chỉ định.
Hy vọng thông tin hữu ích ở bài viết trên của Dầu Tràm Tiên Ông đã giúp bạn biết được nên ăn gì để sớm có tim thai. Trong suốt giai đoạn thai kỳ, bạn nên thăm khám tại các bệnh viện lớn để có thể chẩn đoán chính xác nhất tình trạng của tim thai.